Kế hoạch của Phó Hiệu trưởng 1 Tháng 10 Năm 2019
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN BÌNH MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 30 /QĐ-MNBM Phú Bài ngày 11 tháng 9 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy chế chuyên môn năm học 2019 - 2020
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
Căn cứ Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo quyết định số 27/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) ;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
Căn cứ Quy chế đánh giá công chức hàng năm (Ban hành kèm theo quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ);
Căn cứ vào kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của trường mầm non Bình Minh năm học 2018-2019;
Căn cứ Công văn số 287/PGDĐT- CMMN ngày 06/9/2019 của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 .
Căn cứ vào Kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của trường mầm non Bình Minh;
Xét đề nghị của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành quy chế chuyên môn trường mầm non Bình Minh.
Điều 2. Quy chế có hiệu lực áp dụng trong năm học 2019 - 2020.
Điều 3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Bình Minh có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
-Như điều 3;
-Lưu HSCM,NT.
Đặng Thị Thu Lý
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN BÌNH MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 30b/QĐ-MNBM Phú Bài ngày 11 tháng 9 năm 2019
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo quyết định số: 30/QĐ-MNBM ngày 11 tháng 09 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Mầm non Bình Minh).
Căn cứ Công văn số 287/PGDĐT- CMMN ngày 06/9/2019 của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020;
Căn cứ vào Kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của trường mầm non Bình Minh;
Căn cứ theo kết quả đánh giá xếp loại của chuyên môn trong năm học 2018-2019, Chuyên môn nhà trường xây dựng quy chế chuyên môn cho năm học 2019-2020 như sau:
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện
Quy chế này quy định nội dung thực hiện chăm sóc - giáo dục trẻ của cán bộ, giáo viên, tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức chuyên môn trong nhà trường.
Điều 2. Mục đích yêu cầu:
Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ giáo viên trong năm học.
Là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của BGD&ĐT. Mọi CBGV có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong Quy chế này.
Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn:
Căn cứ quy chế đánh giá công chức hàng năm (Ban hành kèm theo quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ);
Căn cứ Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết số 27/2000/QĐBGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT- BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ
Điều 4. Tổ chuyên môn:
1. Cơ cấu bộ máy:
* Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 16 Điều lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Toàn trường được bố trí thành 04 tổ chuyên môn, cụ thể như sau:
+ Tổ chuyên môn khối MG Lớn, gồm có 11 thành viên( có ds kèm theo):
+ Tổ chuyên môn khối MG Nhỡ, gồm có 9 thành viên (có ds kèm theo):
+ Tổ chuyên môn khối MG Bé, gồm có 7 thành viên (có ds kèm theo):
+ Tổ chuyên môn khối Nhà trẻ, gồm có 2 thành viên (có ds kèm theo):
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
2.1. Quản lý các thành viên của tổ , xây dựng Kế hoạch hoạt động chung của tổ theotuần, tháng, năm học; Quản lý chuyên môn, giúp tổ viên xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác; kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên dạy đúng, dạy đủ theo chương trình, đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác của tổ viên
2.2. Xây dựng và đăng kí các tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kỳ và cả năm học cho từng nhóm, lớp. Nhận xét, đánh giá theo tháng, chủ đề, từng kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau.
2.3. Chủ trì các cuộc họp, sinh hoạt của tổ, phân công giáo viên thực hiện các nhiệm vụ của tổ, nhóm. Tổ chức các hoạt động dạy chuyên đề, thao giảng để đánh giá xếp loại .Kiểm tra chéo hồ sơ CM, giáo án, ghi biên bản theo quy định.
học tập trao đổi kinh nghiệm chăm sóc - giáo dục trẻ. Làm đồ dùng dạy học; Tổchức dự giờ và xếp loại với các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm; Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên; Đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ thuộc phạm vi tổ phụ trách, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ toàn diện, bao gồm cả trẻ khuyết tật hòa nhập.
2.4. Cùng Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn xây dựng phân phối chương trình theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT trình Hiệu trưởng phê duyệt; Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT. Tham gia kiểm tra dự giờ cùng với BGH nhà trường về các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại các tổ công tác
2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét đánh giá tổ viên. Tham gia kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên theo kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất của nhà trường ; Tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại giáo viên hàng năm, tham gia các hội đồng khác do Hiệu trưởng thành lập và triệu tập. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.Việc đánh giá, xếp loại tổ viên thực hiện theo các văn bản sau:
- Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
- Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;
- Căn cứ quy chế đánh giá công chức hàng năm (Ban hành kèm theo quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ);
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn của đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hàng năm theo qui định của BGD& ĐT.
2.6. Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ phải làm thường kỳ, có kế hoạch và công khai. Hàng tháng báo cáo Hiệu trưởng tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, của tổ chuyên môn (bằng văn bản). Nội dung đánh giá gồm: ưu điểm, khuyết điểm, những việc đã làm, đang làm, kết quả, hiệu quả và kiến nghị.
3. Chế độ hội họp:
Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hàng tháng (2 lần/tháng).
Việc sinh hoạt chuyên môn cần đảm bảo đúng nội dung, tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức, dẫn đến hiệu quả không cao.
4. Hồ sơ của tổ chuyên môn gồm:
4.1. Kế hoạch giáo dục độ tuổi năm học 2019 - 2020.
4.2. Quy chế hoạt động chuyên môn của Tổ theo năm học.
4.3. Sổ biên bản các cuộc họp (các buổi SH chuyên môn, chuyên đề) của tổ.
44. Sổ kế hoạch của tổ trưởng.
Điều 5. Những quy định đối với giáo viên:
1. Nhiệm vụ của giáo viên:
1.1. Bảo vệ an toàn tuyệt đối (cả về tính mạng, thể chất và tinh thần) cho trẻ.
1.2.Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục, soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp có phê duyệt của tổ trưởng và phụ trách chuyên môn trong đó thể hiện rõ việc không ngừng đổi mới phương pháp trong dạy và học phù hợp với trẻ tại lớp mình phụ trách, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của trẻ; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường. Tích cực dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm; ( GV dự tối thiểu 12 tiết/ năm. Tất cả các tiết dự đều có nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm, xếp loại với người dạy.
1.3.Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ tại nhóm, lớp được phân công phụ trách; Tích cực tham gia hoạt động của công đoàn và các hoạt động khác trong nhà trường.
1.4.Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, CSGDtrẻ ;
1.5.Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hành vi ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với trẻ em; trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em.
1.6.Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
1.7 Tích cực tham gia phong trào làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến; Đảm bảo đủ hồ sơ giáo viên, giáo án theo yêu cầu.
1.8. Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ; Cấm giáo viên có hành vi: Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đối xử không công bằng với trẻ.Tìm hiểu và nắm vững trẻ trong nhóm lớp phụ trách về mọi mặt để có biện pháp tổ chức nuôi dưỡng giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của nhóm lớp.
1.9. Thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng; Chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục. Thường kì báo cáo hoặc đột xuất (nếu có) tình hình của nhóm, lớp mình phụ trách với Hiệu trưởng. Làm tốt công tác tham mưu, giúp Hiệu trưởng đề ra các biện pháp nhằm kết hợp tốt giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.10. Thực hiện các quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ của cá nhân giáo viên.(gồm có 4 loại: Kế hoạch GD; Sổ theo dõi trẻ; Sổ CM; Sổ theo dõi tài sản nhưng trong đó phải có đầy đủ các mục sau)
2.1. Sổ Kế hoạch giáo dục năm; tháng, tuần (Giáo án);
2.2. Sổ chuyên môn (sổ ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn); Họp Hội đồng
2.3. Sổ Tập huấn ( Ghi chép nội dung tập huấn, Kế hoạch phấn đấu sau đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ)
2.4. Sổ theo dõi trẻ(theo dõi trẻ đến lớp; đánh giá trẻ; chất lượng CSNDGD trẻ; Khám sức khỏe)
2.5. Sổ Tài sản nhóm lớp
2.6. Sổ dự giờ(phiếu dự giờ)
3. Hồ sơ đối với mỗi nhóm lớp:
3.1. Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN.
3.2. Sổ theo dõi trẻ đến nhóm/lớp mầm non (sổ điểm danh + chấm ăn);
3.3. Sổ theo dõi sức khoẻ trẻ;
3.4. Sổ theo dõi chất lượng GD (kèm theo phiếu đánh giá cá nhân của từng trẻ);
3.5. Sổ theo dõi tài sản nhóm/lớp;
3.6. Bảng tổng hợp sức khoẻ trẻ. (treo, dán tại góc tuyên truyền ở ngoài lớp).
3.7. Sổ bồi dưỡng thường xuyên;
4. Hồ sơ đối với cô nuôi ( nếu có)
4.1. Sổ Kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
4.2. Sổ bồi dưỡng chuyên môn;
4.3. Sổ Tổng hợp;
5. Đối với nhà bếp, kế toán, thủ kho:
5.1. Sổ tính khẩu phần ăn;
5.2. Sổ tổng hợp báo ăn; (của trẻ + cô);
5.3. Sổ thu và thanh quyết toán tiền ăn (Kế toán);
5.4. Sổ xuất, nhập thực phẩm (sổ kho nếu có);
5.5. Sổ tài sản bếp;
5.6. Phiếu thu - chi (Kế toán)
5.7. Bảng thực đơn theo mùa;
5.8. Bảng định lượng chia ăn;
5.9. Bảng tài chính công khai;
5.10. Bảng phân công nhiệm vụ;
5.11. Lịch vệ sinh nhà bếp;
5.12. Bảng nội quy nhà bếp;
5.13. 10 nguyên tắc vàng;
5.14. Biển quy định các khu vực trong nhà bếp.
6. Quy định về xin phép nghỉ và bàn giao chuyên môn:
6.1. Giáo viên khi nghỉ dạy nếu là việc riêng phải xin phép bằng văn bản trước ít nhất 01 ngày, phải báo cáo trực tiếp với Hiệu trưởng và bàn giao hồ sơ chuyên môn; nếu nghỉ ốm báo cho Ban giám hiệu hoặc Chủ tịch Công đoàn, Phó hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm báo lại với Hiệu trưởng để Hiệu trưởng bố trí sắp xếp người dạy thay. Giấy xin phép nghỉ và bàn giao chuyên môn được lưu vào hồ sơ của nhà trường để tính mức độ thực hiện ngày công trong việc xếp loại hàng tháng.
6.2. Giáo viên nghỉ công tác đi họp, đi tập huấn chuyên đề, đi công tác đột xuất theo quyết định của cấp trên hoặc của Hiệu trưởng thì các thành viên trong nhà trường phải tương trợ chuyên môn theo sự phân công của Hiệu trưởng.
6.3. Quy định về thời gian nghỉ:
– Giáo viên nghỉ ốm (nằm viện) thực hiện ăn lương bảo hiểm.
– Nghỉ lý do việc riêng giải quyết từ nửa ngày đến 01 ngày/1 lần xin nghỉ.
– Nghỉ lý do cưới con: 03 ngày/1lần nghỉ (không tính vào thi đua trong tháng)
– Nghỉ lý do bố mẹ, anh chị em ruột, chồng, con mất: 03 ngày (không tính vào thi đua trong tháng).
– Nghỉ lý do người thân thích, họ hàng mất (tùy thuộc vào mối quan hệ nhà trường giải quyết từ 01 ngày đến 02 ngày (hạ loại thi đua trong tháng).
– Nghỉ giỗ (bố, mẹ, chồng, con): 01 ngày; anh chị em, họ hàng thân thích: ½ ngày.
6.4. Quy định về chế độ nộp báo cáo:
– Nộp báo cáo về chăm sóc nuôi dưỡng quy định ngày mùng 15 hàng tháng.
– Nộp báo cáo chất lượng cuối chủ đề: Sau kết thúc chủ đề 03 ngày.
– Duyệt kế hoạch chủ đề mới trước ít nhất 03 ngày
– Nộp báo cáo đột xuất thời gian theo yêu cầu của từng công việc
Điều 6. Quy định về đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên:
a) Căn cứ đánh giá:
- Căn cứ Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
- Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDDT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;
b) Xếp loại chuyên môn theo tháng:
– Loại Tốt (A): Đảm bảo ngày giờ công (nghỉ từ 1,5 ngày trở xuống), các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hồ sơ đạt từ khá trở lên; trang trí lớp đúng chủ đề nhánh, vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, có ý thức bảo quản trang thiết bị dùng chung; không có ý kiến của phụ huynh và đồng nghiệp phản ánh về nhà trường, thực hiện các nhiệm vụ khác và tham gia các phong trào thi đua đầy đủ, nhiệt tình, đúng thời gian; nộp báo cáo, ký, duyệt kế hoạch đúng thời gian quy định; không bị nhà trường nhắc nhở về việc thực hiện nhiệm vụ.
– Loại Khá ( B): vi phạm một trong những quy định sau: Trong tháng nghỉ từ 2 ngày đến 3 ngày; đi làm muộn hoặc về sớm theo giờ quy định 15 phút mà không báo với nhà trường, có 01 hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hồ sơ xếp loại không đạt yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường chưa nhiệt tình, chưa đúng thời gian; nộp báo cáo và duyệt kế hoạch chậm 02 ngày; kế hoạch đã duyệt nháp nhưng chưa được ký vào sổ kế hoạch; nghỉ không bàn giao hồ sơ chuyên môn; có ý kiến của phụ huynh phản ánh về nhà trường; còn để nhà trường nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ. Môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng đồ chơi chưa sạch sẽ, chưa gọn gàng; chưa đảm bảo an toàn cho học sinh.
– Loại trung bình ( C): vi phạm một trong những quy định sau: Lên lớp thiếu hồ sơ theo qui định, thiếu đồ dùng trực quan trong các hoạt động; đi muộn hoặc về sớm 30 phút mà chưa xin phép nhà trường. Trong tháng nghỉ từ 04 ngày trở lên, có 02 hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hồ sơ xếp loại không đạt yêu cầu; Trong các đợt kiểm tra bị nhà trường lập biên bản 02 lần trở lên; xảy ra mất an toàn cho học sinh phải đi năm điều trị ở bệnh viện.
c. Xếp loại chuyên môn theo năm:
- Hằng năm tổ chuyên môn căn cứ vào việc tự đánh giá xếp loại giáo viên. Trên cơ sở kết quả đánh giá hàng tháng quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi đồng chí để nâng lên, giữ nguyên, việc tự xếp loại của cán bộ giáo viên. Tổ thống nhất và báo cáo kết quả đánh giá xếp loại. Sau khi thống nhất với Phó hiệu trưởng và tổ chuyên môn, quyết định cuối cùng về đánh giá xếp loại giáo viên thuộc về Hiệu trưởng.
- Việc xét thi đua tập thể, tổ, cá nhân phải được đăng ký vào đầu năm học hàng năm theo hướng dẫn của Hiệu trưởng. Quyết định đề nghị các danh hiệu thi đua hàng năm do tập thể cá nhân thuộc Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng các thành tích cá nhân và tập thể. Cụ thể:
+ Trong năm học mà có 80% hoạt động trở lên xếp loại tốt : Chuyên môn xếp loại tốt.
+ Từ 41- 79% hoạt động xếp loại khá: thì Chuyên môn xếp loại khá.
+ Từ 40% trở xuống các hoạt động xếp loại đạt yêu cầu: thì Chuyên môn xếp loại đạt yêu cầu
* Lưu ý: Ngoài ra còn áp dụng về đánh giá xếp loại chuyên môn vào trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN và đánh giá công chức.
+ Xếp loại xuất sắc (chuẩn, công chức) thì CM phải xếp từ loại khá trở lên.
+ Xếp loại khá (chuẩn, công chức) thì chuyên môn xếp loại đạt yêu cầu.
- Về xếp loại KT nội bộ trường học (với 3 nội dung: 2 HĐ + Hồ sơ SS).
+ 3 HĐ xếp loại tốt: Xếp loại chung XS.
+ 2 HĐ tốt + 1 khá: Xếp loại chung khá
+ 1 HĐ tốt + 2 khá: Xếp loại chung khá.
+ 3 HĐ khá: xếp loại chung khá.
+ 2 HĐ khá + 1 đạt yêu cầu: xếp loại chung khá.
+ 2 HĐ đạt yêu cầu + 1 HĐ khá: xếp loại chung đạt yêu cầu
+ 3 đạt yêu cầu: xếp loại chung đạt yêu cầu
- Trong năm học có 04 tháng xếp loại B, chậm tăng lương 03 tháng. Có 04 tháng xếp loại C chậm tăng lương 06 tháng.
Điều 7. Tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên:
- Cán bộ giáo viên căn cứ vào mẫu phiếu tự đánh giá và xếp loại nhiệm vụ của mình để tự đánh giá xếp loại cá nhân.
- Tổ chuyên môn căn cứ vào việc tự đánh giá xếp loại giáo viên. Trên cơ sở kết quả đánh giá hàng tháng quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi đồng chí để nâng lên, giữ nguyên, việc tự xếp loại của cán bộ giáo viên. Tổ thống nhất và báo cáo kết quả đánh giá xếp loại. Sau khi thống nhất với Phó hiệu trưởng và tổ chuyên môn, quyết định cuối cùng về đánh giá xếp loại giáo viên thuộc về Hiệu trưởng.
- Việc xét thi đua tập thể, tổ, cá nhân phải được đăng ký vào đầu năm học hàng năm theo hướng dẫn của Hiệu trưởng. Quyết định đề nghị các danh hiệu thi đua hàng năm do tập thể cá nhân thuộc Hội đồng Thi đua khen thưởng của nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng các thành tích cá nhân và tập thể.
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng:
Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này; Tổ chức thực hiện thường xuyên; Kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên thường xuyên, định kỳ.
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chuyên môn:
Hướng dẫn để cán bộ giáo viên tổ mình phụ trách, nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này.
Trong quá trình thực hiện có nội dung nào chưa phù hợp, kịp thời góp ý để hiệu trưởng xem xét, quyết định, điều chỉnh bổ sung.
Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ của tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên.
Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ giáo viên:
Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công, nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại Quy chế này.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức đoàn thể:
Căn cứ vào nhiệm vụ để chủ động tham mưu phối hợp thực hiện tốt Quy chế này./.
Nơi nhận: NGƯỜI XÂY DỰNG QUY CHẾ HIỆU TRƯỞNG
- Hiệu trưởng (B/c); P.HIỆU TRƯỞNG
- Tổ CM (T/h);
- Lưu: VT,
Hoàng Thị Hoài Phương Đặng Thị Thu Lý
Bản quyền thuộc Trường mầm non Bình Minh
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn-bminh.huongthuy.thuathienhue.edu.vn/