In trang

Kế hoạch của Phó hiệu trưởng 1 Tuần 49 Năm 2019
(tuần 49 năm 2019, từ 02/12/2019 đến 08/12/2019)

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM       TRƯỜNG MN BÌNH MINH                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                                                    

      Số: 29b/KHGD-MNBM

                                                      Phú Bài, ngày 11  tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2019 - 2020

Độ tuổi: 3 - 4 tuổi

Căn cứ Thông tư số 17/2009/BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 28/2016/TT - BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non;

           Căn cứ vào Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo bé (3-4 tuổi);

           Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, của nhóm lớp, khối mẫu giáo bé xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi như sau:

            MỤC TIÊU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

TT

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

Lĩnh vực phát triển thể chất

1

Trẻ khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.     

- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Tập các bài thể dục thường xuyên.

- Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Khám sức khỏe định kì.

- Nhận biết béo phì và suy dinh dưỡng. Nguyên nhân của béo phì và suy dinh dưỡng.

2

Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn.

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

- Tay:

+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2.

+ Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.

- Lưng, bụng, lườn:

+ Cúi về phía trước.

+ Quay sang trái, sang phải.

+ Nghiêng người sang trái, sang phải.

- Chân:

+ Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ.

+ Co duỗi chân.

3

Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:

- Đi hết đoạn đường hẹp (3x0.2m)

- Đi kiễng gót liên tục 3m.

- Đi hết đoạn đường hẹp (3x0.2m).

- Đi kiễng gót liên tục 3m.

4

Trẻ kiểm soát được vận động đi và chạy:

- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.

- Chạy liên tục theo đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài.

- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.

- Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.

- Chạy liên tục trong đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài.

5

Trẻ phối hợp được tay – mắt trong vận động:

- Tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liên tục không rơi bóng (khoảng cách 2,5m).

- Tự đập – bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm).

- Tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5m).

- Tự đập – bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm).

- Lăn, đập, tung bắt bóng với cô.

- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc.

6

Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:

- Chạy được 15m liên tục theo hướng thẳng.

- Ném trúng đích ngang (xa 1,5m).

- Bò trong đường hẹp (3m x 0,4m) không chệch ra ngoài.

- Chạy được 15m liên tục theo hướng thẳng.

- Bò trong đường hẹp (3m x 0,4m) không chệch ra ngoài.

- Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.

- Bò chui qua cổng.

- Trườn về phía trước.

- Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm).

- Bật tại chỗ.

- Bật về phía trước.

- Bật xa 20 – 25 cm.

- Ném trúng đích ngang (xa 1,5m)

- Ném trúng đích bằng 1 tay.

- Ném xa bằng 1 tay.

7

Trẻ thực hiện được các vận động:

- Xoay tròn cổ tay.

- Gập, đan ngón tay vào nhau

- Xoay tròn cổ tay.

- Gập, đan ngón tay vào nhau.

8

Trẻ phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động:

- Vẽ được hình tròn theo mẫu.

- Cắt thẳng được một đoạn 10cm.

- Xếp chồng 8 – 10 khối không đổ.

- Tự cài, cởi cúc.

- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.

- Đan, tết.

- Xếp chồng các hình khối khác nhau.

- Xé, dán giấy.

- Sử dụng kéo, bút.

- Tô vẽ nguệch ngoạc.

- Cài, cởi cúc.

9

Trẻ nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau...).

Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.

10

Trẻ biết tên một số món ăn hằng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau...

11

Trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì...).

12

Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản tự phục vụ trong sinh hoạt với sự giúp đỡ của người lớn: rửa tay, lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởi quần, áo...

- Làm quen cách đánh răng, lau mặt.

- Tập rửa tay bằng xà phòng.

- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

13

Trẻ sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.

Sử dụng cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, cầm cốc ở quai đúng ký hiệu.

14

Trẻ có một số hành vi, thói quen tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi...

- Hành vi văn minh trong ăn, uống, sinh hoạt hằng ngày (Uống nước đã đun sôi, rót vừa lượng nước để uống, tự uống nước khi khát).

- Ăn hết khẩu phần, không kén chọn thức ăn, không xúc thức ăn của mình sang bát của bạn, nhặt thức ăn rơi vãi và bỏ vào dĩa.

15

Trẻ có một số hành vi, thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:

- Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.

- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu.

- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.

- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.

- Nhận biết trang phục theo thời tiết.

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.

16

Trẻ nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...) khi được nhắc nhở

- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.

- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

17

Trẻ biết tránh nơi nguy hiểm (hồ ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi...) khi được nhắc nhở.

18

Trẻ biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: Không cười đùa trong khi ăn uống, hoặc ăn các loại có hạt, không tự lấy thuốc, không leo trèo bàn ghế, lan can, không nghịch vật sắc nhọn, không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp.

Lĩnh vực phát triển nhận thức

19

Trẻ quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng.

- Sự vật: người, đồ vật, con vật, cây cối.

- Hiện tượng:

+ Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh của nó đến sinh hoạt của trẻ.

+ Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm.

+ Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày.

+ Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật, cây.

+ Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày.

+ Một vài đặc điểm, tính chất của đất của đất, đá, cát, sỏi.

20

Trẻ sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờ,... để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng.

Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.

21

Trẻ thu nhập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng.

- Làm một số thí nghiệm đơn giản.

- Xem sách, tranh ảnh và trò chuyện.

22

Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. Ví dụ: thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi.

- Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi.

- Chong chóng gió; thổi bóng xà phòng...

23

Trẻ mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo.

- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc.

- Đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc.

24

Trẻ phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật.

25

Trẻ nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi.

- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống.

- Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.

- Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm.

- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.

- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.

- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày.

26

Trẻ thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình...

27

Trẻ quan tâm đến số lượng và đếm hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng.

- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.

- Nhận biết 1 và nhiều.

28

Trẻ đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.

29

Trẻ so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

30

Trẻ biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.

Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.

31

Trẻ biết tách 1 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm

Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.

32

Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại.

- Xếp tương ứng 1 – 1, ghép đôi.

- Xếp xen kẽ

33

So sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau.

So sánh 2 đối tượng về kích thước.

34

Trẻ nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.

- Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế.

- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép.

35

Trẻ sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.

Nhận biết phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, tay phải – tay trái của bản thân.

36

Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.

Tên, tuổi, giới tính của bản thân.

37

Trẻ nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.

Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình.

38

Trẻ nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.

Địa chi gia đình.

39

Trẻ nói được tên trường/lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.

- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo.

- Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.

40

Trẻ kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng... khi được hỏi, xem tranh.

Tên gọi, sản phẩm và lợi ích của một số nghề phổ biến.

41

Trẻ biết, kể tên một số lễ hội trong trường mầm non và tại địa qua trò chuyện, tranh ảnh...

- Ngày khai giảng, Tết trung thu...

- Ngày lễ hội của địa phương.

42

Trẻ biết cờ Tổ quốc, tên một vài danh lam, thắng cảnh ở địa phương.

Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Nghệ An.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

43

Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ”.

Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.

44

Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả...

Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.

45

Trẻ lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.

Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?

46

Trẻ sử dụng được câu đơn, câu ghép.

- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.

47

Trẻ nói rõ các tiếng.

Phát âm các tiếng của Tiếng Việt

48

Trẻ nói đủ nghe, không nói lí nhí.

49

Trẻ kể lại sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim...

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

- Kể lại sự việc.

- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ.

50

Trẻ sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm...

51

Trẻ sử dụng các từ: “Vâng ạ”, “Dạ”, “Thưa” trong giao tiếp...

Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.

52

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao...

Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.

53

Trẻ kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.

- Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe.

- Kế lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.

54

Trẻ bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.

Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.

55

Trẻ đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.

- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,...).

- Tiếp xúc với chữ, sách truyện.

- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện.

- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt.

- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.

- Giữ gìn sách.

56

Trẻ nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.

57

Trẻ thích vẽ, “viết” nguệch ngoạc.

Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

58

Trẻ nói được điều bé thích, không thích.

- Những điều bé thích, không thích.

- Chơi hòa thuận với bạn.

- Chờ đến lượt.

- Lao động tự phục vụ.

- Tham gia các trò chơi.

59

Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.

60

Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao.

61

Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.

62

Trẻ nhận ra cảm xúc qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh...

Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (Vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.

63

Trẻ biết thổ lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận.

Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động.

64

Trẻ nhận ra hình ảnh Bác Hồ.

- Kính yêu Bác Hồ.

- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.

- Yêu quê hương, đất nước.

65

Trẻ thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ và quê hương.

66

Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình.

Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ).

67

Trẻ biết chào hỏi và nói cám ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở...

- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cám ơn).

- Nhận biết hành vi “đúng” – “sai”, “tốt” – “xấu”.

68

Trẻ biết chú ý khi nghe cô và bạn nói.

Lắng nghe cô và bạn nói.

69

Trẻ quan tâm đến môi trường, thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối.

- Tiết kiệm điện, nước.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường.

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

70

Trẻ vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của sự vật, hiện tượng.

- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.

71

Trẻ chú ý lắng nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể câu chuyện.

Nghe các bài hát, bản nhạc, bài thơ, câu chuyện (nhạc thiếu nhi, dân ca).

72

Trẻ hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.

Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.

73

Trẻ biết vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa).

- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.

- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp.

74

Trẻ biết vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc.

Vận động theo ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.

75

Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý.

Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm.

76

Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản, trẻ biết sử dụng dấu vân tay của mình để tạo thành hình cây, hoa, hoàn thiện khuôn mặt...

Sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.

77

Trẻ biết xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.

78

Trẻ biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có cấu tạo đơn giản.

79

Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.

80

Trẻ vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng...) của các tác phẩm tạo hình.

Nhận xét sản phẩm tạo hình.

81

Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình.

82

Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.

83

Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình.

Đặt tên cho sản phẩm của mình.

Trên đây là KHGD năm học 2019 – 2020  của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, vào thực tế của lớp, nhận thức của trẻ, khả năng của giáo viên, để chủ động xây dựng Kế hoạch chủ đề; Kế hoạch tuần; Kế hoạch ngày của lớp mình một cách cụ thể, nhằm thực hiện tốt chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non được tốt.                                                                                                                                                                                       

                                                           

 

DUYỆT KẾ HOẠCH                TỔ TRƯỞNG MẪU GIÁO BÉ           HIỆU TRƯỞNG

                                                     

    P. HIỆU TRƯỞNG                                

 

 

                                                                                             

  Hoàng Thị Hoài Phương       Hồ Lê Thu Hằng              Đặng Thị Thu Lý


DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ/TUẦN

NĂM HỌC 2019 - 2020

              Học chính thức 35 tuần: Thời gian bắt đầu từ ngày 09/9/2019, kết thúc ngày 15/05/2020.

TT

CHỦ ĐỀ/TUẦN THỰC HỌC

THỜI GIAN

CHỦ ĐỀ NHÁNH

SỰ KIỆN

 

Chuẩn bị năm học mới

15/8/2019 – 31/8/2019

- Tiếp tục chiêu sinh trẻ

- Vệ sinh, trang trí các nhóm lớp

 

1

Trường Mầm non

(3 tuần)

(09/09– 27/09/2019)

09/9/2019 - 13/9/2019

Trung thu phá cỗ

Ngày hội đến trường của Bé

Trung thu (thứ 6; 13/9/2019)

2

16/9/2019 - 20/9/2019

Trường mầm non thân yêu

3

23/9/2019 - 27/9/2019

Lớp học mầm non của bé

4

Bản thân

(4 tuần)

30/9 – 25/10/2019

30/9/2019 – 04/10/2019

Bé là ai?

20/10 thành lập HLHPNVN

5

07/10/2019 – 11/10/2019

Cơ thể của bé

6

14/10/2019 – 18/10/2019

Ngày hội của bà và mẹ

7

21/10/2019 – 25/10/2019

Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

8

Gia đình

(4 Tuần)

28/10 – 22/11/2019

28/10/2019 – 01/11/2019

Gia đình thân yêu của bé

9

04/11/2019 - 08/11/2019

Ngôi nhà của bé

Ngày NGVN  (20/11)

10

11/11/2019 - 15/11/2019

Đồ dùng thân quen của gia đình

11

18/11/2019 - 22/11/2019

Ngày nhà giáo ViệtNam20/11

12

Nghề nghiệp

(4 Tuần)

25/11 – 20/12/2019

25/11/2019 - 29/11/2019

Một số nghề sản xuất

Thành lập  QĐNDVN (22/12)

13

02/12/2019 – 06/12/2019

Một số nghề dịch vụ

14

09/12/2019 – 13/12/2019

Nghề truyền thống của quê hương

15

16/12/2019 – 20/12/2019

Ngày thành lập QĐNDVN 22/12

16

Thế giới động vật

(4 tuần)

23/12 – 17/01/2020

23/12/2019 – 27/12/2019

Những con vật thân yêu trong gia đình

 

17

30/12/2019 – 03/01/2020

Các loài động vật sống dưới nước

 

18

06/01/2020 – 10/1/2020

Một số động vật sống trong rừng

 

19

13/01/2020 – 17/01/2020

Các loại côn trùng, chim

 

20

 

20/01/2020 – 24/01/2020

Tết mùa xuân

 

Dự kiến tuần nghỉ Tết Nguyên Đán

21

Thế giới thực vật

(4 tuần)

20/01 – 21/02/2020

03/02/2020 – 07/02/2020

Một số loài hoa đẹp

 

22

10/02/2020 – 14/02/2020

Một số loại rau – củ - quả

23

17/02/2020 – 21/02/2020

Một số loại cây xanh

24

Giao thông

(4 tuần)

24/02 – 20/03/2020

24/02/2020 – 28/02/2020

Một số phương tiện giao thông đường bộ.

 

25

02/03/2020 – 06/03/2020

Quốc tế phụ nữ

26

09/03/2020 – 13/03/2020

Một số phương tiện giao thông đường thủy.

27

16/03/2020 – 20/03/2020

Một số phương tiện giao thông đường hàng không

28

Nước và các Hiện tượng tự nhiên

(4 tuần)

23/03 – 17/4/2020

23/03/2020 – 27/03/2020

Sự kỳ diệu của nước

2/4/2020 (thứ 5 giỗ tổ Hùng Vương)

 

 

30/4 và 1/5

29

30/03/2020 – 03/04/2020

Bé với mùa hè

30

06/04/2020 – 10/04/2020

Bé với hiện tượng tự nhiên

31

13/04/2020 – 17/04/2020

Các mùa trong năm

32

Quê hương – Đất nước – Bác Hồ

(4 tuần)

20/04 –  15/5/2020

20/04/2020 – 24/04/2020

 

Quê hương thân yêu của bé

33

27/04/2020 – 01/05/2020

Đất nước ViệtNamdiệu kỳ

34

04/05/2020 – 08/05/2020

Bác Hồ kính yêu của bé

35

11/05/2020 – 15/05/2020

Tết thiếu nhi

Kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ 19/5

 

     DUYỆT KẾ HOẠCH                                                                         

        P. HIỆU TRƯỞNG                                                           TỔ TRƯỞNG MẪU GIÁO BÉ

 

 

 

                                                                                             

      Hoàng Thị Hoài Phương                                                          Hồ Lê Thu Hằng