In trang

KE HOACH GIAO DUC KY NANG SONG
Cập nhật lúc : 15:38 11/04/2015

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Năm học: 2014 – 2015

PHÒNG GD&ĐT TXHƯƠNG THUỶ   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      TRƯỜNG MN BÌNH MINH                            Độc Lập -  Tự do - Hạnh phúc

                                               

            Số:       /KH-MNBM                   

                                                                         Hương Thuỷ, ngày 20  tháng 09 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

 Năm học: 2014 – 2015

 

- Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Sở giáo dục và Phòng Giáo Dục & Đào tạo thị xã Hương Thủy hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 về Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.

            - Căn cứ vào nhận thức Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện trong trường mầm non. Căn cứ theo tình hình thực tế của nhà trường. Trường Mầm non Bình Minh lập kế hoạch cụ thể như sau:

        I. MỤC TIÊU:

- Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành và hình thành ở trẻ một số kỹ năng sống cơ bản, cho trẻ tiếp xúc từ từ với các loại kiến thức văn hóa trong năm học, trên cơ sở hướng dẫn thực hiện các hoạt động trải nghiệm khám phá, qua hoạt động góc, chơi thao tác vai và qua các hội thi...Vì vậy giáo viên cần giúp trẻ có mối liên kết mật thiết giữa các bạn trong lớp, biết chia sẻ, lắng nghe, diễn đạt được ý của mình.

          Giáo dục kỹ năng sống là một hoạt động không thể thiếu được tại trường Mầm non, vì vậy chuyên môn nhà trường đã xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường.

          - Giúp giáo viên và phụ huynh học sinh hiểu được các khái niệm về kỹ năng sống hàng ngày để giáo dục trẻ.

          - Kỹ năng sống của trẻ được hình thành và phát triển khi mọi người tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia.

          - Giáo viên và phụ huynh giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về kỹ năng sống của con người trong môi trường xã hội.

          - Trẻ có kiến thức cơ bản về kỹ năng sống thường ngày, kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản ban đầu.

    II. YÊU CẦU:

- Giáo viên nắm được nội dung giáo dục kỹ năng sống của trẻ để đưa vào kế họach từng chủ đề và lồng ghép trong các hoạt động một cách linh hoạt .

- Giúp trẻ có được sự an toàn ở mọi lúc mọi nơi, có tính tự lực tự tin, giàu sức sáng tạo và khỏe mạnh.

- Hướng dẫn trẻ có hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động lồng ghép, tích hợp.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, thực hành về kỹ năng sống …phù hợp với trẻ.

III. CHỈ TIÊU

          - Giáo viên nắm vững cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

          -100% trẻ được giáo dục các kỹ năng sống cơ bản, hành vi thực hiện trong các hoạt động.

          - 85% trẻ có các kỹ năng tốt về tự tin, giao tiếp, hợp tác, tự phục vụ…

          - Giáo viên luôn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động 1 ngày của trẻ.

IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Kỹ năng vận động:

- Trẻ phối hợp dễ dàng các vận động đi, chạy, nhảy và vẽ được các hình mình thích. Những kỹ năng vận động này sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

2. Kỹ năng tự tin:

- Một trong những kỹ năng đầu tiên giáo viên chú tâm là phát triển sự tự tin hoặc lòng tự trọng cho trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với người khác. Kỹ năng sống này luôn giúp trẻ cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.

3. Kỹ năng hợp tác:

- Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm công việc với bạn. Đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.

4. Kỹ năng tò mò:

- Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khao khát được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau đễ khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ, các hoạt động mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.

5. Kỹ năng giao tiếp:

- Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ, nó có vị trí khá chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như: Đọc, viết…Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay một ý kiến nào đó của trẻ, trẻ sẽ dễ dàng học và sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.

6. Kỹ năng tự phục vụ:

- Trẻ cần biết một số kỹ năng tư phục vụ cho cá nhân trẻ, biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống một số các tai nạn thông thường và một số nơi gây nguy hiểm đến cho bản thân trẻ. Giáo viên nên hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng này để giúp trẻ khỏe mạnh, tự lực và an toàn trong quá trình trẻ chơi và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

V. BIỆN PHÁP:

- Giáo viên và phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống bằng cách tạo ra các mối liên kết với bạn bè của trẻ tại lớp, tại gia đình. Hãy hỏi xem trẻ muốn nói gì?, muốn làm gì? Muốn cùng chơi với ai? Chơi như thế nào? Để có thể thấy trẻ dễ dàng kết bạn khi chơi trong môi trường của riêng trẻ.

- Giáo viên cho trẻ chia sẻ với bạn theo nhóm, có thể hình thành nhóm liên kết với các bạn trong nhóm. Khi có được mối liên kết với nhóm nào đó, các mối liên hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn.

- Trẻ học và khám phá trải nghiệm thông qua các trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Khi chơi trẻ biết sáng tạo cách chơi và đạt được mục đích, đây chính là kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Vì vậy giáo viên cần tạo tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ và sự năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm và giải quyết được các vấn đề khi chơi với nhau.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Tháng 9:

     - Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung về giáo dục kỹ năng sống của trẻ cho giáo viên.

     - Giáo viên luôn chú trọng nghiên cứu nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các tài liệu bồi dưỡng.

     - Hướng dẫn giáo viên cho trẻ làm quen với một số kỹ năng sống đơn giản hàng ngày.

     - Hướng dẫn giáo viên lồng ghép nội dung tuyên truyền qua các bảng tuyên truyền tại lớp theo từng chủ đề sao cho phù hợp. 

          - Giúp trẻ nhận thức bản thân; Giọng nói trong giao tiếp…

2.Tháng 10:

- Hướng dẫn giáo viên tập cho trẻ có một số thói quen tốt và các kỹ năng sống trong sinh hoạt hàng ngày.

- Chú ý lồng ghep kỹ năng sống  vào giờ hoạt động co chủ định, mọi lúc mọi nơi và các hoạt động khác.

- Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn; Cách chào hỏi bạn bè…

3.Tháng 11:

- Triển khai tập huấn về giáo dục kỹ năng sống của trẻ cho giáo viên.

- Tiếp tục hướng dẫn GV rèn cho trẻ có một số thói quen tốt và kỹ năng sống cơ bản trong sinh hoạt như: Biết lắng nghe, biết tự bảo vệ sức khỏe của mình, biết phòng tránh một số nơi nguy hiểm...

      - Tập cho trẻ làm quen với các thao tác kỹ năng phòng chống các tai nạn thông thường hàng ngày trẻ hay gặp.

4.Tháng 12:

      - Trẻ được thực hiện hoạt động khám phá trải nghiệm đơn giản về các kỹ năng sống hàng ngày.

      - Trẻ biết thực hiện thao tác chơi ở góc phân vai và thao tác chơi tương đối thành thạo..

      - Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua nội dung của chủ đề trong tháng về các kỹ năng tình cảm xã hội.

          - Giáo dục vệ sinh thân thể; Tập tính ngăn nắp; Tính chính xác; Tư thế, dáng điệu…

5.Tháng 1 +2:

      - Hướng dẫn cô và trẻ làm sách tranh về các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ.

- Trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống của trẻ trong quá trình hoạt động với đồng nghiệp.

- Giáo dục trẻ biết nhận và xin lỗi; Vượt qua nỗi sợ hãi; Sự quan tâm…

6. Tháng 3:

      -Tiếp tục cho trẻ học và khám phá về các kỹ năng sống qua các hoạt động học, trò chơi ở các góc và ở mọi lúc mọi nơi.

      - Trẻ thể hiện được các kỹ năng sống qua quá trình trẻ chơi và khám phá, trải nghiệm.

          - giáo dục trẻ biết tự thay quần áo; Tự mang dày dép; tự sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp

7. Tháng 4:

      -  Sưu tầm tranh ảnh  về giáo dục các kỹ năng sống của trẻ qua các hoạt động hàng ngày.

      - Lồng ghép nội dung tuyên truyền qua nội dung của chủ đề trong tháng về những kỹ năng nhận thức.

8.Tháng 5:

- Theo dõi sự tiến bộ của trẻ về thực hiện các kỹ năng sống cơ bản thường ngày.

- Tham gia đánh giá kết quả trên trẻ qua phiếu khảo sát về kỹ năng sống.

Trên đây là kế hoạch hoạt động giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong nhà trường, chuyên môn sẽ luôn chú trọng và hoàn thành tốt theo kế hoạch đã đề ra và sẽ tiếp tục bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện. Có sự điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn các kỹ năng sống của trẻ trong chăm sóc - giáo dục trẻ toàn diện.

 

                             Phú Bài, ngày 28 / 9 / 2014

          HIỆU TRƯỞNG                                      NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

                                                                                   P.HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

         Trần Thị Dung                                            Hoàng Thị Hoài Phương

 

 

 

            PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

    TRƯỜNG MN BÌNH MINH

 
   

 

 

 

                                                                                               

 

 KẾ HOẠCH

CHUYÊN ĐỀ

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Năm học: 2014 - 2015

 

                                                                                                         

 

 

 

                                                                                       

 

 

 

 

 

                                                                                                      

 

 

 

 

 

                                                                                         

 

 

 

 

 

 

 

    Hương Thủy, tháng 9  năm 2014