In trang

KE HOACH LONG GHEP CA DAO - DONG DAO
Cập nhật lúc : 15:30 11/04/2015

KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP CHUYÊN ĐỀ BÉ VỚI ĐỒNG DAO – CA DAO VÀ CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA

   PHÒNG GD&ĐT TX HƯƠNG THỦY

MẦM NON BÌNH MINH

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Phú Bài, ngày 15  tháng 9 năm 2014

 

 

                                                        KẾ HOẠCH

LỒNG GHÉP CHUYÊN ĐỀ BÉ VỚI ĐỒNG DAO – CA DAO VÀ CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA

 

Thực hiện công văn số 274/KH-PGD&ĐT ngày 11/9/2014 của cấp học Mầm non phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 cấp học Mầm non và tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Bé mầm non với đồng dao, ca dao, dân ca Việt Nam” năm học 2014 - 2015. Trường Mầm non Bình Minh xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề như sau:

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Chức năng chủ yếu của đồng dao là thẩm mỹ và giáo dục. Cấu tạo của đồng dao có những nét độc đáo, không áp dụng vào tục ngữ, ca dao được. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là giúp trẻ phát âm chính xác, luyện cho các cháu cách nói hay, trẻ được học thật vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề. Thông qua đồng dao - ca dao - tục ngữ - dân ca giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống, trẻ biết được hiện tượng thiên nhiên xảy ra xung quanh trẻ. Thực hiện tốt chuyên đề “Đồng dao - Ca dao - Tục ngữ - Dân ca ViệtNam” góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

- Phát huy lòng yêu nghề, sự say mê sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Duy trì việc đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào trường mầm non phù hợp với bản sắc văn hóa của địa phương. Đưa đến cho trẻ mầm non nhiều ấn tượng về tình yêu quê hương ViệtNamđậm đà bản sắc dân tộc. Lòng yêu thương con người, yêu cỏ cây hoa lá, yêu động vật thiên nhiên qua câu ca dao, đồng dao và giọng hát mượt mà thiết tha của mỗi vùng quê quen thuộc.

- Đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Phát huy lòng yêu nghề, sự say mê sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin và các trò chơi hiện đại trẻ em sẽ sao lãng các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca….chình vì vậy nhà trường đã tiếp tục triển khai chuyên đề “các làn điệu dân ca – trò chơi dân gian – ca dao tục ngữ” để đưa các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ đến với trẻ một cách nhẹ nhàng trẻ vừa học vừa chơi theo cách nói có vần có điệu.

II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

 1. Thuận lợi

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Phòng giáo dục, sự ủng hộ nhiệt tình cả vật chất lẫn tinh thần của cha mẹ học sinh cho việc thực hiện tốt chuyên đề.

- Đảm bảo đầy đủ về cơ sỏ vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Hàng năm trường luôn bổ xung mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng với chương trình dạy trẻ.

- Đội ngũ giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao; năng động sáng tạo, có khả năng nổi trội trong các phong trào, hoạt động chuyên đề, hội thi.

- Trong năm học vừa qua các lớp đã xây dựng được môi trường học tập cho trẻ theo chủ đề và thực hiện đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, hát ru, các bài đồng dao, ca dao phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và bản sắc văn hóa địa phương.

- Hầu hết các bậc phụ huynh rất quan tâm tạo điều kiện trong các phong trào hoạt động của nhà trường. Quan tâm bổ sung các trang thiết bị, phương tiện dạy học cho cô và trẻ.

 2. Khó khăn

- Cơ sở vật chất nhà trường khó khăn chưa có đủ các trang thiết bị ( trang phục các vùng miền…) cho riêng từng lớp, do vậy còn hạn chế trong việc triển khai chuyên đề.

- Một số giáo viên tuổi đời cao, một số giáo viên trẻ mới ra trường nên còn hạn chế trong việc sáng tác, viết lời mới dựa trên giai điệu các bài đồng dao, ca dao trong quá trình thực hiện còn hạn chế.

3 . Chọn điểm chỉ đạo

Năm học 2014 - 2015 nhà trường chọn các lớp: Lớn 1; Lớn 2; Lớn 3 làm điểm chỉ đạo thực hiện chuyên đề.

IV. NỘI DUNG

* Đối với nhà trường.

- Khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, sưu tầm các Bài đồng dao, ca dao, dân ca trên các trang intenet theo từng chủ đề.

- Tạo điều kiện về thời gian cho 100% giáo viên được tiếp cận với đồng dao, ca dao, dân ca Việt Nam ở các trường bạn.

- Phát huy tinh thần tự giác tích cực, lòng yêu nghề, sự say mê sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong việc vận dụng các bài đồng dao, ca dao vào các hoạt động trong ngày của trẻ.

- Động viên khen thưởng kịp thời đối với  tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chuyên đề.

- Tổ chức chuyên đề, tiết mẫu nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh về  các bài đồng dao, ca dao, dân ca có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục những truyền thống văn hóa dân tộc cho trẻ.

- Xây dựng môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, mối quan hệ ứng xử với các thành viên trong nhà trường, với trẻ và các bậc phụ huynh.

- Đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi chủ đề và kết thúc chuyên đề theo biểu điểm đánh giá. Lưu giữ hình ảnh hoạt động của chuyên đề vào đĩa mềm để làm tư liệu đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.

* Đối với giáo viên

- Giúp trẻ hiểu được nội dung, ý nghĩa riêng của từng bài đồng dao, ca dao, tục ngữ, dân ca ViệtNamlàm giàu thêm vốn từ của trẻ . Trẻ có thể thuộc các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ và hiểu được nội dung những từ trong các bài đồng dao, ca dao tục ngữ ở các vùng miền khác nhau điều đó giúp trẻ dễ dàng làm quen với văn học, làm quen với chữ viết hơn.

- Giáo viên cần dạy trẻ Đồng dao, ca dao, tục ngữ ở moị lúc mọi nơi một cách linh hoạt khéo léo. Lồng ghép tích hợp vào các môn học khác phù hợp.

- Sưu tầm các bài đồng dao, ca dao, dân ca dễ nhớ và phù hợp với mỗi chủ đề. Qua đó GV có thể dục trẻ thêm yêu quê hương đất nước, con người ViệtNam, đặc biệt giúp trẻ biết tình đoàn kết thương yêu lẫn nhau cùng một dân tộc.

- Cần sưu tầm chuẩn bị về trang phục, đạo cụ, để trẻ thể hiện các bài đồng dao, ca dao, dân ca. Giúp trẻ trải nghiệm hóa thân vào những nhân vật trong các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ, Dân ca. Điều đó sẽ khắc sâu cho trẻ những hình tượng về con người và đặc thù của mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam bởi trang phục, đạo cụ và đặc trưng của từng vùng miền đó. Những tiết tấu, giai điệu nhịp điệu âm thanh đem đến cho trẻ có hay thì trang phục sẽ giúp cho trẻ thấy được những hình ảnh đẹp qua đó giúp trẻ thêm yêu, hứng thú say mê với Đồng dao – Ca dao - Dân ca ViệtNamhơn.

- Phối kết hợp với tổ chức các hoạt động lễ hội. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết lợi ích khi đưa đồng dao – Ca dao – Tục ngữ đến gần hơn với trẻ. Để từ đó phụ huynh có thể phối hợp với giáo viên dạy Đồng dao, ca dao, tục ngữ, dân ca cho trẻ, phụ huynh có thể hát dân ca, cho trẻ nghe các bài hát dân ca vào mỗi tối.

- Tổ chức tốt ngày hội, ngày lễ đưa các bài đồng dao, ca dao, dân ca cho trẻ thể hiện.

* Đối với trẻ

- Trẻ hứng thú với đồng dao– Ca dao – Dân ca Việt nam . Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em.Trẻ không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó. Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện.

- Trẻ biết được đồng dao ca dao, nghe hát dân ca, các bài hát ru là một vốn từ điển sống, chứa đựng một kho tàng từ vựng phong phú, thông qua các bài Đồng dao, ca dao tục ngữ giáo dục trẻ nhận thức được tự nhiên xã hội và biết được đặc điểm đặc trưng của các vùng miền.

- Trẻ thuộc các bài đồng dao – Ca dao – Tục ngữ dân ca – trò chơi dân gian thông qua các hoạt động hàng ngày, các trò chơi ứng với những lời đồng dao, ca dao đó.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động các hội thi các loại hình biểu diễn về đồng dao ca dao, dân ca ViệtNamtrong sinh hoạt cộng đồng.

- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động làm đồ chơi dân gian và tham gia vào các trò chơi dân gian, mạnh dạn trong giao tiếp, ứng xử, phát triển ngôn ngữ đáp ứng với yêu cầu của độ tuổi

* Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non

 a) Tạo môi trường học tập

- Thực hiện trang trí, tạo môi trường học tập theo các chủ đề, đặc biệt làm nổi bật những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng, miền về các sự kiện diễn ra tại thời điểm đang thực hiện chủ đề.

Ví dụ: Chủ đề “ Trường mầm non” có các sự kiện: Ngày hội đến trường của bé, Vui tết Trung thu…. Với các chủ đề khác thể hiện đặc trưng của vùng, miền như: lễ hội Festival Huế; Lễ hội Hòn chén Huế; dân ca Thừa Thiên Huế…

- Phát động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh sưu tầm các loại trang phục, nhạc cụ truyền thống, tranh ảnh, đĩa video…. qua các thế hệ, tạo môi trường học tập cho trẻ phong phú, đa dạng, làm mới các loại trang phục, dụng cụ, nhạc cụ truyền thông phù hợp với trẻ mầm non.

 b) Tổ chức hoạt động học và chơi:

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn lựa chọn bài hát (các làn điệu dân ca, hát ru), các bài đồng dao, ca dao, trò chơi dân gian, phù hợp với nội dung chương trình, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực giáo dục phát triển.

- Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử. Hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền ngay từ độ tuổi mầm non

c) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

- Căn cứ vào điều kiện thực tế nhà trường sẽ phối kết hợp cùng phụ huynh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian … thông qua các sự kiện nổi bật trong năm học của địa phương và của phòng GD&ĐT.

- Tổ chức cho trẻ tham quan (Đài Liệt sĩ; Doanh trại QĐNDVN, Trường Tiểu học...), các lễ hội của địa phương phù hợp với trẻ hoặc mời các nghệ nhân tại địa phương biểu văn nghệ, trò chơi dân gian, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian….

 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỚN

1. Xây dựng kế hoạch

- Căn cứ hướng dẫn thực hiện chuyên đề của nhà trường, các nhóm lớp xây dựng kế hoạch của lớp mình phụ trách đề ra các mục tiêu, nội dung lựa chọn các biện pháp thực hiện trong từng giai đoạn, từng học kỳ và cả năm học, đảm bảo việc thực hiện chuyên đề sao cho có hiệu quả.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung thực hiện chuyên đề vào nội dung sinh hoạt hàng tháng.

- Tổ chức các tiết mẫu, các đợt thao giảng trong năm để giáo viên  đưa nội dung của chuyên đề vào trong các bài dạy, lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích thích trẻ tích cực hoạt động, tạo cho trẻ có nhiều tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước, các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.

- Khen thưởng kịp thời những cán bộ, giáo viên và học sinh có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện.

2. Triển khai thực hiện

- Giáo dục trẻ mầm non theo chương trình GDMN mới hiện nay được phân theo từng chủ đề rất rõ ràng, điều đó đã gợi mở cho giáo viên lựa chọn ý tưởng sưu tầm và tuyển chọn thêm các bài Đồng dao – Ca dao – tục ngữ phù hợp với lứa tuổi mầm non, giúp trẻ hiểu được nội dung những bài đồng dao ca dao đó hiểu được những ca từ trong từng bài trong mỗi vùng miền.

+ Lựa chọn những bài đồng dao có vần điệu, ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc.

+ Có chủ đề tư tưởng rõ ràng, thái độ ca ngợi, phê phán cụ thể.

+ Các nhân vật có cá tính sinh động, kết cấu ngắn gọn.

3.Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT vận dụng với kinh nghiệm quản lý giáo dục và những kinh nghiệm tự rèn luyện của bản thân của mỗi giáo viên trong nhà trường qua một năm đã triển khai chuyên đề. BGH tiếp tục đưa chuyên đề vào chương trình bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường. Nội dung sinh hoạt tập trung vào các nội dung, biện pháp thực hiện nhiệm vụ chuyên đề: Đồng dao, ca dao, dân ca vào chương trình giảng dạy.

- Khuyến khích giáo viên sưu tầm tìm tòi các bài đồng dao, ca dao, các làn điệu dân ca, hát ru, trò chơi dân gian phù hợp với nội dung chương trình. Xây dựng tuyển tập các bài hát dân ca, ca dao tực ngữ làm phong phú thêm các bài đồng dao, ca dao để dạy trẻ.

- Khuyến khích các tổ chuyên môn sinh hoạt đưa nội dung chuyên đề đồng dao, ca dao tực ngữ để bàn bạc thống nhất các phương pháp hình thức đưa vào chương trình giảng dạy hợp lý.

- Khuyến khích toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh sưu tầm các loại trang phục, nhạc cụ truyền thống, tranh ảnh, dĩa video... qua các thế hệ, tạo môi trường học tập cho trẻ phong phú, đa dạng, làm mới các loại trang phục, dụng cụ, nhạc cụ truyền thống phù hợp với trẻ.

- Khuyến khích các lớp trang trí tạo môi trường học tập theo các chủ đề, đặc biệt làm nổi bật những nét văn hóa đặc trưng của quê hương mình.

4.Kiểm tra tổng kết thực hiện chuyên đề

- Chỉ đạo các tiết mẫu, hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm khuyến khích mỗi giáo viên có sự lựa chọn các hoạt động về “ ĐỒNG DAO – CA DAO – DÂN CA VIỆTNAM” và coi đây là 1 trong những tiêu chí cần thực hiện đối với giáo viên

- Tổ chức đánh giá chuyên đề theo giai đoạn. Tổng kết đánh giá sau chuyên đề. Các khối, lớp tiến hành tổng kết sau khi thực hiện chuyên đề, đúc rút lại các vấn đề đã làm được, những vấn đề chưa làm được và tìm ra các nguyên nhân hạn chế của tổ, giáo viên và trẻ các lớp.

5. Công tác tuyên truyền.

- Chỉ đạo các nhóm lớp tổ chức nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề. Nâng cao nhận thức của đội ngũ trong việc giữ gìn nét đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát động phong trào thi đua sưu tầm, sáng tác và đặt lời mới cho các bài ca dao, đồng dao, các làn điệu dân ca, hát ru phù hợp với trẻ mầm non trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh.

- Hình thức tuyên truyền: Tổ chức chuyên đề ngày hội của bé, giao lưu giữa các lớp với chủ đề “Bé mầm non với làn điệu dân ca Việt Nam”, xây dựng các góc tuyên truyền...

Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề Bé mầm non với đồng dao, ca dao, dân ca ViệtNamcủa trường MN Bình Minh. Trong quá trình thực hiện, nhà trường rất mong nhận được sự chỉ đạo giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để nhà trường hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, đề nghị đội ngũ giáo viên nghiêm túc thực hiện.

          HIỆU TRƯỞNG                                                NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

                                                                                           P. HIỆU TRƯỞNG

 

 

        Trần Thị Dung                                                        Hoàng Thị Hoài Phương

 

            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ DÂN CA ĐỊA PHƯƠNG

 

Tên các trò chơi dân gian

Tên các bài hát dân ca

Chủ điểm

Rồng rắn, mèo đuổi chuột, trồng nụ-trồng hoa, chơi lù lù(gọi tên),chơi âm-chơi u, giấu vật- tìm vật

Lý chiều chiều

Lý hoài nam

Lý ngựa ô

Trường Mầm non

- Nu na- nu nống, tập tầm vông, dung dăng- dung dẻ, lộn cầu vồng, cướp cờ, vật tay, ai giống tôi

Inh lả ơi(dân ca Thái)

-Lý kéo chài(dân ca nam bộ)

Bản thân

-Đánh trận giả, kéo co,kéo cưa lừa xẻ, sấp-ngữa, ném còn,vào vòng ra vòng, chiếm nhà, đi chợ-tan chợ…

Bà còng đi chợ

Hò hụi(dân ca TTH)

-Gia đình2 tiếng yêu thương(hát ca trù)

Gia đình

- Nhảy sạp, múa rối nước, cà kheo, ô ăn quan, đô vật…

-Ơn thầy(dân ca quan họ)

Nghề nghiệp

Lò cò đá lỗ, gieo hạt, nhảy dây, cờ tam giác, cờ chân chó, gió thổi…

-Khúc hát vui (hát chèo)

Thế giới thực vật

 

chọi gà, hổ bắt lợn, xĩa cá mè, cá sấu lên bờ, cưỡi ngựabắn cung,trêu ôngng đốt, ấp trứng-đập vỡ trứng, bắt cá…

-Gà gáy(dân ca Cống)

-Lý ngựa ô

Thế giới động vật

Gọi tên, cà kheo, chuyền khăn, truyền tin, đua thuyền

-Mừng Xuân trẩy hội

-Xuân du thuyền hồ tây(dân ca quan họ)

Phương tiện và luật giao thông

Bạn ơi hãy làm, chào chị chào anh, làm ngược, tìm bạn, chỗ tôi-chỗ bạn, pha đá chanh

-Hát mừng trăng thu(hát chèo)

Các hiện tượng tự nhiên

Tìm nhạc trưởng, người thừa thứ 3

Đoàn kết, bảy úp, nhảy dây, đứng-ngồi-nhảy

-Về khu 9 nhớ Bác Hồ(hát cải lương)

- Khúc hát giao duyên(dân ca Hải Phòng)

- Trẩy hội đền Hùng

Các bài hát dân ca địa phương

Quê hương- Đất nước- Bác Hồ

- Trường Tiểu học- Tết thiếu nhi

 

 

 

 

 

 

 

          PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

    TRƯỜNG MN BÌNH MINH

 
   

 

 

 

                                                                                      

                                                                                      

 

 KẾ HOẠCH

LỒNG GHÉP CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA

TRỜ CHƠI DÂN GIAN VÀ CA DAO – TỤC NGỮ

Năm học: 2014 - 2015

 

                                                                                                         

 

 

 

                                                                                       

 

 

 

 

 

                                                                                                      

 

 

 

 

 

                                                                                         

 

 

 

 

 

 

 

    Hương Thủy, tháng 9  năm 2014