ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Nhà trường
Kế hoạch năm 2023-2024
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH-MNBM Phú Bài, ngày 10 tháng 8 năm 2023
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC MẦM NON CỦA NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023 - 2024
Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 01/VNHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về Ban hành chương trình giáo dục mầm non;
Căn cứ Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; đã được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Ban hành Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ Báo cáo của Trường Mầm non Bình Minh ngày 30 tháng 5 năm 2023 về việc rà soát, đánh giá sau một năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm học 2022-20223
Căn cứ Kế hoạch số /KH-PGD&ĐT ngày tháng năm 2023 của cấp học mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thủy về thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024;
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, CSVC của Nhà trường, đội ngũ giáo viên và trẻ trong các nhóm/lớp,
Trường Mầm non Bình Minh xây dựng chương trình phát triển giáo dục của Nhà trường năm học 2023-2024 cụ thể như sau:
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. BỐI CẢNH, ĐIỀU KIỆN CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Thuận lợi
Trường Mầm non Bình Minh có 01 cơ sở đóng trên địa bàn tổ dân phố 2, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, sự hỗ trợ của cha mẹ trẻ và nhân dân địa phương về nhiều mặt. Nhờ vậy, đến nay Nhà trường đã có những bước phát triển, trường lớp khá khang trang và rộng rãi, cơ sở vật chất từng bước được hoàn thiện phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, trang thiết bị ngày càng hiện đại hóa đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường có khuôn viên rộng, cổng và tường rào bao quanh. Sân chơi có nhiều cây xanh, bóng mát. Môi trường đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho trẻ hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡngvà giáo dục trẻ trong Nhà trường.
Hiện nay trường có 13 phòng học, 01 phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó Hiệu trưởng, 01 phòng hành chính quản trị, 01 phòng y tế, 01 phòng nhân viên, 01 phòng bảo vệ, 01 phòng nghệ thuật, 01 phòng ngoại ngữ, 01 khu vực giáo dục thể chất, 01 bếp ăn bán trú theo qui trình bếp ăn 1 chiều, 02 nhà vệ sinh cho giáo viên, 11/13 công trình vệ sinh được khép kín, có hệ thống máy tính làm việc được kết nối mạng Internet. Phần lớn đồ dùng, đồ chơi, thiết bị cho trẻ được bổ sung theo từng năm học.
Tổng số CB, GV, NV là 39, trong đó có 03 cán bộ quản lý; 25 giáo viên; 11 nhân viên (03 biên chế, 08 hợp đồng). Đội ngũ trình độ chuyên môn khá vững vàng, có 100% giáo viên đạt chuẩn; 21/25 giáo viên trên chuẩn, đạt tỷ lệ 84%. Tập thể hội đồng sư phạm có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường có 13 nhóm, lớp với tổng số trẻ là 424 trẻ/385 trẻ kế hoạch giao (Tính tới thời điểm 25/8), trong đó 32 trẻ nhà trẻ và 392 trẻ mẫu giáo. Cụ thể:
+ 05 lớp MG 5-6 tuổi/165 trẻ
+ 04 lớp MG 4-5 tuổi/146 trẻ
+ 03 lớp MG 3-4 tuổi/81 trẻ
+ 01 nhóm trẻ 25-36 tháng/32 trẻ
Đa số cha mẹ trẻ quan tâm trong việc đưa, đón trẻ; có trách nhiệm, phối hợp với giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Khó khăn
Một số giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động, chưa biết khai thác các phần mềm dạy học, điều kiện tự nhiên, các nguồn lực sẵn có để cải thiện về cơ sở vật chất và đồ chơi cho trẻ.
Đời sống của nhân dân trong địa bàn chủ yếu làm công nhân làm ca nên bận rộn, ít có thời gian để tham gia vào các hoạt động của Nhà trường.
Một số cha mẹ trẻ kiến thức về việc nuôi con theo khoa học còn hạn chế, thời gian tham gia tổ chức các hoạt động của Nhà trường chưa thường xuyên.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG
Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho phù hợp với từng lứa tuổi.
PHẦN II
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRẺ
A. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
1. Phát triển thể chất
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).
- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.
- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.
2. Phát triển nhận thức
- Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
- Có sự nhạy cảm của các giác quan.
- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.
- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.
- Hồn nhiên trong giao tiếp.
4. Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội và thẩm mĩ
- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện....
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Phân phối thời gian
Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong Nhà trường. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện của cơ sở giáo dục mầm non.
Thời điểm nghỉ hè, lễ, tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Chế độ sinh hoạt: Trẻ từ 24-36 tháng tuổi
- Ăn 02 bữa chính và 01 bữa phụ
- Ngủ 01 giấc trưa
Thời gian |
Hoạt động |
7h00 – 8h00 |
Đón trẻ, thể dục sáng |
8h00 – 8h30 |
Chơi – Tập có chủ định |
8h30 – 9h10 |
Chơi ngoài trời |
9h10 – 10h00 |
Chơi ở các góc |
10h00 – 11h00 |
Ăn chính |
11h00 – 13h30 |
Ngủ |
13h30 – 14h00 |
Ăn phụ |
14h00 – 15h00 |
Chơi - Tập |
15h00 – 16h00 |
Ăn chính |
16h00 – 17h00 |
Chơi / Trả trẻ |
C - NỘI DUNG
I. NỘI DUNG NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
1. Tổ chức ăn
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi 25-36 tháng tuổi theo phần mềm dinh dưỡng
- Số lượng bữa ăn: Hai bữa chính và một bữa phụ
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần và theo mùa phù hợp với thực tế của địa phương và Nhà trường.
2. Tổ chức ngủ
- Trẻ ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút
3. Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân trẻ.
- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm trẻ, đồ chơi, đồ dùng, xử lý rác thải, nước thải trong ngày.
4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
- Phối hợp với y tế Nhà trường kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Cân, đo chấm biểu đồ theo quý.
- Phòng chống trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Covid-19, theo dõi tiêm chủng.
- Phòng chống tai nạn thương tích trong Nhà trường.
II. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Giáo dục phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
- Các cử động ngón tay, bàn tay.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
- Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe.
- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
- Hô hấp: tập hít vào, thở ra - Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay. - Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên. - Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân |
2. Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
- Tập bò, trườn: + Bò thẳng hướng và có vật trên lưng. + Bò chui qua cổng. + Trườn chui qua cổng. + Bò qua vật cản. + Trườn qua vật cản. + Bò, trườn qua vật cản. + Bò thẳng hướng về phía trước. + Trườn thẳng hướng về phía trước. + Bò thẳng hướng theo đường hẹp. + Bò trong đường hẹp có mang vật trên lưng. + Bò theo đường ngoằn nghoèo. - Tập đi, chạy: + Đi theo hiệu lệnh. + Đi trong đường hẹp. + Đi bước qua dây. + Đi bước vào các ô + Đi kết hợp chạy + Đi theo đường ngoằn ngoèo + Đi có mang vật trên tay. + Bước lên xuống bật có vịn + Bước lên xuống bật cao 15cm + Chạy theo hướng thẳng. + Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh + Đứng co một chân + Đi bước qua gậy kê cao - Tập nhún bật: + Nhún bật tại chỗ + Nhún bật về phía trước + Bật xa bằng hai chân + Bật qua các vòng (vạch kẽ) - Tập tung, ném, bắt: + Tung - bắt bóng cùng cô + Tung bóng qua dây + Tung bóng bằng hai tay + Ném bóng về phía trước (Ném xa bằng một tay) + Ném bóng qua dây + Lăn bóng bằng hai tay qua cổng + Ném bóng vào đích. |
3. Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt |
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé. - Đóng cọc bàn gỗ - Nhón nhặt đồ vật. - Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buột dây. - Chắp ghép hình - Chồng, xếp 6 đến 8 khối. - Tập cầm bút tô, vẽ. - Lật, mở trang sách |
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt |
- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau. -Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống. - Luyện thói quen ngủ một giấc trưa. - Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn, lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn, vứt rác đúng nơi quy định. |
2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe |
- Tập tự phục vụ: +Xúc cơm, uống nước. +Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt. + Chuẩn bị chỗ ngủ. - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. - Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định. - Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt. |
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn |
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần. - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh. |
2. Giáo dục phát triển nhận thức
a) Luyện tập và phối hợp các giác quan
Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
b) Nhận biết
- Một số bộ phận cơ thể của con người.
- Một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
- Một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ.
- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng ,số lượng, vị trí trong không gian so với bản thân trẻ.
- Bản thân và những người gần gũi.
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi |
1. Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác |
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. - Sờ nắn, nhìn, ngửi… đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật. - Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng-mềm, trơn (nhẵn), xù xì. - Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt-mặn-chua). |
2. Nhận biết: - Một số bộ phận của cơ thể con người - Một số đồ dùng, đồ chơi.
- Một số phương tiện giao thông quen thuộc - Một số con vật, hoa, quả quen thuộc
- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian
- Bản thân, người gần gũi |
- Tên, chức năng chính của một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng tai, tay chân + Nhận biết một số bộ phận cơ thể con người. - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi quen thuộc. + Nhận biết một số đồ chơi quen thuộc, gần gũi. + Nhận biết đồ chơi chuyển động. - Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi. + Nhận biết xe đạp, xe máy; tàu hỏa, ô tô. + Nhận biết máy bay. - Tên và đặc điểm nổi bật của một số con vật, rau, hoa quả quen thuộc. + Nhận biết hoa mai, hoa đào; hoa hồng, hoa cúc; củ cà rốt, rau bắp cải; quả cam, quả chuối… + Nhận biết con gà, con vịt; con chó, con mèo; con tôm, con cua, con cá… + Nhận biết bánh chưng, bánh tét. Các hoạt động của bé trong ngày tết Nguyên đán, tết Trung thu - Nhận biết màu đỏ, xanh. - Nhận biết màu đỏ, vàng, xanh. - Nhận biết kích thước to - nhỏ. - Nhận biết hình tròn. - Nhận biết hình vuông. - Nhận biết hình tròn, hình vuông. - Vị trí trong không gian (trên dưới, trước sau) so với bản thân trẻ. + Nhận biết phía trên, phía dưới. + Nhận biết phía trước, phía sau. - Số lượng (một-nhiều) + Nhận biết một và nhiều. - Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân. + Nhận biết tên các bạn trong nhóm trẻ. + Đồ dùng đồ chơi của bản thân và của nhóm trẻ. + Nhận biết đồ chơi, xếp hình xây dựng. - Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình. + Trò chuyện về mẹ của bé. + Trò chuyện về gia đình của bé. + Tên của cô giáo, các bạn, nhóm trẻ. + Trò chuyện về các cô trong nhóm trẻ của bé; Công việc của các cô, bác trong trường mầm non; Tên trường, tên các khu vực chơi ở trường; Các hoạt động của bé trong trường mầm non. |
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
a) Nghe
- Nghe các giọng nói khác nhau.
- Nghe, hiểu các từ và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn giản.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi.
b) Nói
- Phát âm các âm khác nhau.
- Trả lời và đặt một số câu hỏi đơn giản.
- Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói.
c) Làm quen với sách
- Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh.
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Nghe |
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau. - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc. - Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói. - Nghe các câu hỏi: “”Cái gì?”; “Làm gì?”; “Để làm gì?”; “Ở đâu?”; “Như thế nào?” - Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. + Các bài thơ: Bé đi nhà trẻ; Miệng xinh; Chia đồ chơi; Đi dép; Mẹ và cô; Yêu mẹ; Ấm và chảo; Qủa thị; Hoa nở; Bắp cải xanh; Gà gáy; Con cá vàng; Tết là bạn nhỏ; Mưa xuân; Đi chơi phố; Con tàu; Bóng mây; Cầu vồng; Giờ chơi; Giờ ăn; Giờ ngủ… + Câu chuyện: Đôi bạn nhỏ; Cái chuông nhỏ; Chiếc đu màu đỏ; Em bé dung cảm; Cháu chào ông ạ; Cây táo; Thỏ con không vâng lời mẹ; Con cáo; Chiếc áo mùa xuân; Vì sao thỏ cụt đuôi; Câu chuyện về chú xe ủi; Chiếc ô của thỏ trắng; Cóc gọi trời mưa; Một ngày bé đến trường… |
2. Nói |
- Phát âm các âm khác nhau. - Sử dụng các từ chỉ đồ vât, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp - Trả lời và đặt câu hỏi “Cái gì?”;“Làm gì?”; “Ở đâu?”; “Thế nào?”;“Để làm gì?”; “Tại sao?” - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài. - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng. - Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. |
3. Làm quen với sách |
- Lắng nghe khi người lớn đọc sách. - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh |
4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
a) Phát triển tình cảm
- Ý thức về bản thân.
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.
b) Phát triển kỹ năng xã hội
- Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
- Hành vi văn hóa và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt.
c) Phát triển cảm xúc thẩm mĩ
- Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc.
- Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Phát triển tình cảm - Ý thức về bản thân
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc |
- Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình. - Thực hiện yêu cầu đơn giản. - Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận. |
2. Phát triển kĩ năng xã hội - Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi. - Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản |
- Giao tiếp với những người xung quanh. - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Quan tâm đến các vật nuôi. - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn. - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm trẻ: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định. |
3. Phát triển cảm xúc thẩm mỹ - Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc - Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh |
- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc. + DH: Lời chào buổi sáng; Em búp bê; Qủa bóng; Cô và mẹ; Qùa tặng mẹ; Qủa; Bầu và bí; Chú mèo; Bé và hoa; Em tập lái ô tô; Mùa hè đến; Cháu vẽ ông mặt trời; Bé ngoan… +VĐTN: Em búp bê; Tập tầm vông; Phi ngựa; Qủa bóng; Cháu yêu bà; Vui trung thu; Bóng tròn; Tay thơm, tay ngoan; Con gà trống; Cá vàng bơi; Hái hoa; Bé và hoa; Đoàn tàu nhỏ xíu; Lái ô tô; Em tập lái ô tô; Trời nắng trời mưa; Cháu lên ba; Cùng múa vui; Đu quay… +NN,NH: Ru em; Đu quay; Em tập lái ô tô; Cô nuôi dạy trẻ; Cả nhà thương nhau; Ba ngọn nến; Hoa trong vườn; Em yêu cây xanh; Gà gáy le te; Chú ếch con; Cò lả; Sắp đến tết; Cùng múa hát mừng xuân; Đường em đi; Em đi chơi thuyền; Anh phi công ơi; Cho tôi đi làm mưa với; Nắng sớm; Tập tầm vông… - Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu, nặn, xé, vò, xếp hình. + TH: Tô màu chân dung bạn gái; Tô màu chiếc yếm; Tô màu quả bóng; Tô màu bong bóng; Nặn quả bóng; Vẽ hoa tặng cô giáo; Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng; Tô màu chiếc áo của mẹ; Tô màu chiếc cốc; Nặn bông hoa; Tô màu củ cà rốt; Dán lá cho cành hoa; Nặn thức ăn cho gà vịt; Tô màu con cá heo; Tô màu con voi; Tô màu bánh chưng; Nặn bông hoa; Vẽ mưa mùa xuân; Tô màu đường về nhà; Tô màu mủ bảo hiểm; Tô màu xe ô tô; Nặn bánh xe; Tô màu đám mây; Tô màu chiếc mủ; Tô màu chiếc ô; Vẽ các tia nắng; Tô màu bánh gato; Tô màu cái trống lắc; Nặn bánh gato… + HĐVĐV: Xâu vòng tặng bạn; Xếp hình đồ chơi ô tô, tàu hỏa; Xếp ngôi nhà của em; Xâu vòng bằng hột hạt; Xếp chuồng cho các con vật; Xếp hàng rào - Xem tranh. |
D. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Giáo dục phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân. |
2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
2.1. Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy qua các bài tập: Đi theo hiệu lệnh.Đi trong đường hẹp.Đi bước qua dây. Đi bước vào các ô. Đi kết hợp chạy. Đi theo đường ngoằn ngoèo. Đi có mang vật trên tay. Bước lên xuống bật có vịn. Bước lên xuống bật cao 15cm. Chạy theo hướng thẳng. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh. Đứng co một chân. Đi bước qua gậy kê cao. Nhún bật tại chỗ. Nhún bật về phía trước. Bật xa bằng hai chân. Bật qua các vòng (vạch kẽ) 2.2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt qua bài tập vận động: Tung - bắt bóng cùng cô. Tung bóng qua dây. Tung bóng bằng hai tay. 2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi trẻ thực hiện các bài tập vận động: Bò thẳng hướng và có vật trên lưng. Bò, trườn chui qua cổng. Bò, trườn qua vật cản. Bò, trườn thẳng hướng về phía trước.Bò thẳng hướng theo đường hẹp.Bò trong đường hẹp có mang vật trên lưng.Bò theo đường ngoằn nghoèo. 2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng qua bài tập: Ném bóng về phía trước (Ném xa bằng một tay). Ném bóng qua dây. Lăn bóng bằng hai tay qua cổng. Ném bóng vào đích. |
3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay |
3.1. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”. 3.2. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ. |
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt |
1.1.Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. 1.2. Ngủ 1 giấc buổi trưa. 1.3. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. |
2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe |
2.1.Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh...). 2.2. Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh. |
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn |
3.1. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở. 3.2. Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn,...) khi được nhắc nhở. |
2. Giáo dục phát triển nhận thức
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
|
- Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
|
2.1. Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi: Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc thông qua nhận biết một số đồ chơi quen thuộc, gần gũi. Biết các hoạt động của bé trong ngày tết.Nhận biết và gọi tên đồ chơi, xếp hình xây dựng. 2.2. Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.Nhận biết tên các bạn trong nhóm trẻ.Đồ dùng đồ chơi của bản thân và của nhóm trẻ. Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình, các cô trong nhóm trẻ của bé; Công việc của các cô, bác trong trường mầm non; Tên trường, tên các khu vực chơi ở trường; Các hoạt động của bé trong trường mầm non. 2.3. Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể con người khi được hỏi. 2.4. Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật, phương tiện giao thông quen thuộc: xe đạp, xe máy; tàu hỏa, ô tô, máy bay; hoa mai, hoa đào; hoa hồng, hoa cúc; củ cà rốt, rau bắp cải; quả cam, quả chuối, con gà, con vịt; con chó, con mèo; con tôm, con cua, con cá; bánh chưng, bánh tét…Nhận biết được đồ chơi chuyển động. 2.5. Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu. 2.6. Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu. Nhận biết được hình tròn, hình vuông.Biết vị trí trong không gian (trên dưới, trước sau) so với bản thân trẻ. Nhận biết được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau.Nhận biết một và nhiều. |
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Nghe hiểu lời nói |
1.1. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay! 1.2. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” (Ví dụ: con gà gáy thế nào?...) 1.3. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. thông qua các bài thơ, câu chuyện. - Nghe và hiểu được lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau. - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc. - Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói. |
Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu |
2.1. Phát âm rõ tiếng. 2.2. Đọc được bài thơ, ca dao, dồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. |
3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp |
3.1. Nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. 3.2. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: + Chào hỏi, trò chuyện. + Bày tỏ nhu cầu của bản thân. + Hỏi về các vấn đề quan tâm như: Con gì đây? Cái gì đây?... 3.3. Nói to, đủ nghe, lễ phép. |
4. Giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội và thẫm mỹ
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi
|
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân |
1.1. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi). 1.2. Thể hiện điều mình thích và không thích. |
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
|
2.1. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói 2.2. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi 2.3. Biểu lộ cảm xúc: vui buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ. 2.4. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc, gần gũi: Bắt chước tiếng kêu, gọi. |
3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
|
3.1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ 3.2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (Bế búp bê, khuấy bột cho búp bê ăn, nghe điện thoại…) 3.3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác. 3.4. Thực hiện 1 số yêu cầu đơn giản của người lớn. |
4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh |
4.1.Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/bản nhạc quen thuộc.Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ. Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc. 4.2. Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc). Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu, nặn, xé, vò, xếp hình. |
E. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ SỐ TUẦN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ĐỘ TUỔI 24-36 THÁNG TUỔI
CHỦ ĐỀ
|
CHỦ ĐỀ NHÁNH |
SỐ TUẦN |
Bé và các bạn (03 tuần) |
Ngày hội đến trường của bé |
01 |
Bé, các bạn và cô giáo |
01 |
|
Bé biết nhiều thứ |
01 |
|
Đồ dùng đồ chơi của bé (03 tuần) |
Tết trung thu |
01 |
Bé khám phá thế giới đồ vật |
01 |
|
Đồ chơi ở lớp bé yêu thích |
01 |
|
Các cô, bác trong nhà trẻ/trường mầm non (04 tuần) |
Ngày vui của các cô giáo |
01 |
Các cô, bác trong nhóm trẻ của bé |
01 |
|
Cô giáo của bé |
01 |
|
Công việc của các cô, bác trong lớp của bé |
01 |
|
Những con vật đáng yêu (04 tuần) |
Những con vật thân yêu trong gia đình |
01 |
Ngày hội cô giáo |
01 |
|
Một số con vật sống trong rừng |
01 |
|
Một số con vật sống dưới nước |
01 |
|
Cây và những bông hoa đẹp (04 tuần) |
Một số loại rau xanh bé thích |
01 |
Bé vui cùng chú bộ đội |
01 |
|
Các loại củ quả bé thích |
01 |
|
Em yêu cây xanh |
01 |
|
Ngày tết vui vẻ (04 tuần) |
Các loại bánh, kẹo trong ngày tết bé thích |
01 |
Các loại hoa, quả ngày Tết |
01 |
|
Bé vui đón tết |
01 |
|
Lễ hội mừng xuân |
01 |
|
Mẹ và những người thân yêu của bé (04 tuần) |
Mùa xuân với bé |
01 |
Bố, mẹ và những người thân yêu của bé |
01 |
|
Ngày hội của bà mẹ và cô giáo |
01 |
|
|
Đồ dùng trong gia đình thân quen với bé |
01 |
Bé đi khắp nơi bằng PTGT gì? (04 tuần) |
Con đường đến trường của bé |
01 |
PTGT đường bộ |
01 |
|
PTGT đường thủy |
01 |
|
PTGT đường hàng không |
01 |
|
Mùa hè đến rồi (03 tuần) |
Thời tiết mùa hè |
01 |
Trang phục mùa hè |
01 |
|
Nước |
01 |
|
Bé lên mẫu giáo (02 tuần) |
Lớp học của bé |
01 |
Các hoạt động của bé trong lớp học |
01 |
G. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
I. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Hoạt động với đồ vật
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan,...Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi.
2. Hoạt động chơi
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động và khám phá thế giới xung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi. Ở độ tuổi này, trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian.
3. Hoạt động chơi - tập có chủ định
Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.Hoạt động này được tổ chức nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mĩ.
4. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, đồng thời tập cho trẻ một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui vẻ.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.
- Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi (ngày 1/6),...).
2. Theo vị trí không gian, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động trong phòng nhóm.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời.
3. Theo số lượng trẻ, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt