Bóng đen trong tâm hồn phải dùng kiến thức để đuổi đi''

Tổ Mẫu giáo Lớn

Cập nhật lúc : 15:01 11/10/2023  

Kế hoạch năm 2023-2024

                        KẾ HOẠCH HỌP CHUYÊN MÔN TỔ MGL

  Tháng 10/2023

I. Đánh giá công tác tháng 09/2023

* Ưu điểm:

- Các lớp đã thực hiện chăm sóc tốt bữa ản giấc ngũ cho trẻ.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong suốt quá trình học tập và vui chơi tại trường.

         - Giáo viên đã chú ý rèn kỹ năng sống cho trẻ: Kỹ năng chào hỏi, Lễ giáo, vệ sinh, lao động tự phục vụ.

         - Giáo viên đã lồng ghép các chuyên đề trọng tâm “ Giáo dục văn hóa địa phương”, “An toàn giao thông”, “Xây dựng trường mầm non giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ

       - Đã cân đo chấm biểu đồ lần 1 cho trẻ

- Đã tham gia tập huấn chuyên môn do trường  tổ chức

- Giáo viên trang trí lớp theo đúng chủ đề, sáng tạo có sản phẩm tự tạo của cô và trẻ, thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ

- Dự giờ các lớp theo kế hoạch.

- Phối kết hợp với nhà trường tổ chức thành công “Ngày hội đến trường của bé” và “Đêm hội trăng rằm” cho trẻ.

* Hạn chế

- Các hoạt động trong ngày chưa thường xuyên tổ chức

- Vệ sinh cầu thang và hành lang ngoài chưa sạch sẽ

- Giáo viên đi đón trẻ còn muộn

II. Kế hoạch tháng 10/2023

a) Chăm sóc

- Chăm sóc tốt bữa ăn giấc ngủ cho trẻ

- Chú ý trẻ SDD thể thấp còi, thể nhẹ cân, trẻ thừa cân béo phì.

-  Mỗi lớp có kế hoạch vệ sinh môi trường cụ thể hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày.

- Các nhóm/lớp có đầy đủ xà phòng rửa tay, khăn lau tay.

- Tiếp tục chú ý các dịch bệnh đau mắt đỏ, phát ban, sốt xuất huyết, chân tay miệng.

- Dạy kỹ năng sống văn minh cho trẻ như: Cách đánh răng, rữa mặt, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Nhà vệ sinh đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không có nước đọng, không chứa nước trong các xô, chậu.

b) Giáo dục

- Thực hiện nghiêm túc chương trình tháng 10 theo chủ đề: Mẫu giáo: Bản thân; Nhà trẻ: Đồ dùng đồ chơi của bé. Không cắt xén chương trình, giờ nào việc ấy.

- Thực hiện chủ đề “ Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm” gắn kết chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN, chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp dạy và học theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.

- Các tổ khối đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn, lồng ghép chuyên đề " Tích hợp an toàn giao thông” vào các hoạt động. Đổi mới 1 số lĩnh vực như : Khám phá khoa học, phát triển kỹ năng tình cảm xã hội, PT ngôn ngữ, PT vận động…

- Thực hiện quan sát, đánh giá trẻ đợt 1.

- Hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách của cô và trẻ theo quy định điều lệ trường mầm non.

- Tiếp tục thực hiện  ND lồng ghép tích hợp giáo dục “ Văn hóa địa phương” , đưa nội dung “An toàn giao thông” vào trong công tác CS_GD trẻ

- Trang hoàng lớp theo chủ đề, tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi, ở các góc.

- Môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ.

- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, lựa chọn các bài hát dân ca, đưa vào hoạt động của trẻ, phù hợp với từng độ tuổi và nội dung bài dạy.

- Thực hiện rà soát kế hoạch giáo dục tháng 9 (Khối mẫu giáo chủ đề: Trường Mầm non; Nhà trẻ chủ đề: Bé và các bạn)

       III. CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KNXH

        ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ KỸ NĂNG HỢP TÁC VUI CHƠI CÙNG BẠN

       Giáo viên dạy: Phạm Thị Giàu

    I. Mục đích – yêu cầu

    1. Kiến thức

- Trẻ biết hợp tác là để mọi người cùng nhau làm và hoàn thành 1 công việc. Biết ý nghĩa của việc hợp tác là giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng.

- Biết được một số hoạt động cần phải phối hợp, hợp tác cùng nhau trong các hoạt động vui chơi ở lớp.

- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật.

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng hợp tác, phân chia công việc, nhận công việc trong nhóm, cùng thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.

- Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác với các bạn bằng nhiều cách khác nhau. Qua đó giúp trẻ hình thành các kỹ năng khác trong cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Có ý thức hợp tác với bạn bè trong các hoạt động ở lớp hàng ngày, có ý thức cố gắng cùng bạn hoàn thành công việc được giao.

- Trẻ vui vẻ cùng thực hiện công việc chung, biết nhường nhịn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi chơi.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của cô

- Kế hoạch tổ chức hoạt động;

- 04 chiếc bàn hoạt động của trẻ

- Nhạc trò chơi; ti vi; máy tính,

- Video “Sự hợp tác vui nhộn”

2. Chuẩn bị của trẻ

-  4 rổ đựng đồ dùng

- Nguyên vật liệu cho trẻ làm đồ dùng trang trí: giấy bìa màu các loại, bìa cattong, màu nước, màu sáp, hoa trang trí, chai nhựa đã vệ sinh sạch, dây len, dây thép có lớp bảo vệ, keo, kéo, hồ dán, băng dính…

III. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Thu hút – Gắn kết

- Cho trẻ xem đoạn phim hoạt hình “Sự hợp tác vui nhộn”.

- Trong đoạn phim vừa rồi, có những nhân vật nào?

+ Các con thấy có điều kỳ lạ nào đã xảy ra?

+ Vì sao mà các con vật nhỏ hơn lại chiến thắng được các con vật lớn hơn mình?

 Chuyển tiếp: Các con ạ nhờ có sự hợp tác, phối hợp với nhau nên các con vật dù nhỏ hơn đã chiến thắng những con vật lớn hơn đấy.

* Hoạt động 2: Khảo sát/ Khám phá

Trải nghiệm thực tế

- Cô đưa ra trò chơi thử thách: “Lực sĩ tí hon”.

 + Cô cho trẻ tham gia thử thách cá nhân: Nâng và di chuyển chiếc bàn tạo hình sang vị trí được cô đánh dấu và phải nhất lên khỏi mặt đất, không được kéo lê.

Cô mời cá nhân 3 - 4 trẻ lên thực hiện thử thách.

 

* Hoạt động 3: Giải thích

Suy ngẫm và chia sẻ kinh nghiệm

- Cô cho trẻ quan sát các bạn thực hiện thử thách và nhận xét:

+ Có bạn nào nâng và di chuyển được chiếc bàn không? Vì sao?

+ Các con nghĩ ra cách nào để nâng chiếc bàn lên và di chuyển đến vị trí cô đã đánh dấu mà bàn không chạm mặt đất khi di chuyển, không kéo lê bàn không?

- Cô mời nhóm trẻ thử nghiệm cách mà trẻ đưa ra: 2 bạn nâng; 3 bạn nâng; 4 bạn nâng.

- Cô cho trẻ nhận xét sau khi các bạn lên nâng và di chuyển chiếc bàn:

+ Vì sao các bạn lại nâng và chuyển được chiếc bàn?

+ Nhóm nào làm nhanh và dễ hơn? Vì sao?

+ Thực hiện được thử thách các con cảm thấy thế nào?

- Vậy các con có biết hợp tác là gì không? Các con thường hợp tác với nhau khi nào?

- Các con vừa cùng nhau nâng và di chuyển 1 chiếc bàn to, nặng và cồng kềnh mà 1 bạn không thể làm được đó chính là hợp tác.

- Khi hợp tác, làm việc chung với các bạn trong nhóm thì chúng ta cần cần phải thực hiện những công việc nào?

Thứ nhất: Phân công công việc

Thứ hai: Mỗi người phải tự hoàn thành công việc của mình

Thứ ba: Quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành công việc.

- Cô khái quát: Hợp tác nghĩa là cùng nhau làm và hoàn thành 1 công việc, 1 nhiệm vụ, khi hợp tác với nhau, ngoài ra các con cần phải biết đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau để hoàn thành công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.

* Hoạt động 4: Củng cố/ Mở rộng/ Áp dụng

- Ở lớp các con thường hợp tác với nhau trong những hoạt động nào?

- Ngoài hợp tác kê bàn, các con còn có thể hợp tác thực hiện nhiều nhiệm vụ khác: Cùng nhau xây dựng mô hình vui chơi, chăm sóc cây, lau dọn đồ dùng đồ chơi, dọn bàn ăn, chuẩn bị giờ ngủ…

- Cô chia nhóm, giao nhiệm vụ hợp tác cho các nhóm

Trò chơi 1: Đưa thuyền ra khơi

+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội chơi, các bạn trong đội sẽ ngồi xuống sàn, bạn phía sau bắt chân lên đùi bạn phía trước. Khi chèo thuyền các con dùng tay chống đẩy về phía trước, đội nào phối hợp với nhau nhịp nhàng di chuyển đến đích trước sẽ thắng cuộc.

+ Luật chơi: Trong khi chèo thuyền đội nào mà chân rơi xuống sàn hay thuyền bị rời nhau thì phải quay  lại vạch xuất phát.

(Cô vừa hướng dẫn cách chơi vừa cho trẻ lên chơi và bao quát, kiểm tra kết quả)

Chuyển tiếp: Thế sắp vào năm học mới rồi, các con đã có dự định gì cho việc trang trí lớp học của chúng ta chưa nào?

- Từ những nguyên vật liêụ mà bố mẹ, các con cùng cô đã thu gom và chuẩn bị, cả lớp sẽ tự chia thành 3 nhóm để làm ra những đồ vật trang trí cho lớp học vào cho năm học mới nha!

Trò chơi 2: Bé khéo tay

+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm 4 nhóm và làm sản phẩm mà nhóm mình chọn.

- Cô cho trẻ cùng quan sát, chiêm ngưỡng những sản phẩm của mỗi nhóm làm ra và đưa ra nhận xét.

Giáo dục trẻ: Trong cuộc sống, kỹ năng phối hợp, hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi con người, vì hợp tác sẽ tạo thành sức mạnh để đạt hiệu quả trong công việc đồng thời giúp chúng ta gắn bó và có tình cảm với nhau hơn.

* Hoạt động 5: Đánh giá

- Cô nhận xét khen trẻ

- Cô cho trẻ dùng những sản phẩm mà nhóm mình vừa mới làm được để trang trí cho lớp học.

- Cô và trẻ hát bài “Cái ôm”

- Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

 - Trẻ xem phim

 - Trẻ trả lời cô

 - Trẻ lắng nghe cô

- Trẻ lên nâng và di chuyển

- Trẻ  tham gia trải nghiệm

 - Trẻ trả lời

 - Phân công công việc; Mỗi người phải tự hoàn thành công việc của mình; Quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành công việc.

 - Trẻ lắng nghe cô

 - Trẻ trả lời

 - Trẻ tham gia chơi

 - Trẻ lắng nghe cô

 - Trẻ lắng nghe cô

 - Trẻ tham gia chơi

- Trẻ lắng nghe cô

- Trẻ hát

 - Trẻ thu dọn đồ dùng

*Chia sẻ của cô Nghĩa:

Ưu điểm:

- Đây là một hoạt động hấp dẫn trẻ, hoạt động này đã phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ, trẻ được tham gia thực hành trải nghiệm một cách hứng thú.

- Trẻ biết chơi theo nhóm, biết hợp tác, bàn bạc để đi đến thống nhất với các bạn trong nhóm.

- Trẻ biết cùng nhau làm để hoàn thành công việc

- Phần chơi phối hợp trẻ rất hứng thú và các bạn trong nhóm phối hợp, cố gắng để giúp đội mình chiến thắng.

- Phần chơi phát triển kỹ năng trẻ chơi tốt

 Hạn chế:

- Trò chơi “Đưa thuyền ra khơi” trẻ chỉ chơi được  một lần, trong khi trẻ còn rất hứng thú.

* Chia sẻ của cô Thúy:

- Đây là một hoạt động rất hay và hấp dẫn để các giáo viên trong tổ học tập và áp dụng.

- Chuẩn bị kĩ từng chi tiết nhỏ đã đem đến thành công cho hoạt động.

- Giáo viên đã dùng những câu, từ để động viên, hướng dẫn trẻ kịp thời khi thấy các nhóm có những bất đồng khi cùng nhau thực hiện

* Đây là một hoạt động được các cô đi tập huấn, dự giờ tại trường MN  Sơn Ca và xây dựng lại, các cô có thể học tập những cái hay, cái mới để áp dụng cho hoạt động ở lớp mình nhưng phải lựa chọn cho phù hợp.

Phú Bài, ngày 5 tháng 10 năm 2023

                                                                               TỔ TRƯỞNG

 

Nguyễn Thị Thế Nghĩa

Các tin khác