Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi "

Văn bản điều hành

Cập nhật lúc : 10:45 30/09/2021  

Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2021 - 2022

.PhÒng GD&ĐT TX Hương ThỦY

     TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Số: 69/KH-MNBM

Phú Bài, ngày 23 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

 Về việc kiểm tra nội bộ trường học 2021-2022

 
   

 

Căn cứ Công văn số 2077/HD-SGDĐT của Sở GD&ĐT ngày 13 tháng 9 năm 2019 về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học;

Thực hiện Hướng dẫn số 477/PGD&ĐT ngày 23 tháng 9 năm 2021 của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2020-2021,

Căn cứ vào tình hình thực tế của Nhà trường, Trường Mầm non Bình minh, xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, năm học 2021-2022 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Công tác kiểm tra là một hoạt động thường xuyên, là chức năng thiết yếu của công tác quản lý. Thông qua công tác kiểm tra để đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển các nhà trường. 

2. Công tác kiểm tra phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Tập trung kiểm tra công tác quản lý, đánh giá năng lực quản lý, điều hành, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học của Phó Hiệu trưởng và các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3. Thành viên tham gia các đoàn kiểm tra phải am hiểu, nắm vững các văn bản qui định; có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra; có kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá; tuân thủ pháp luật, có ý thức trách nhiệm về công tác được giao.

4. Tất cả các nội dung kiểm tra đều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo qui định.

5. Thành phần tham gia đoàn kiểm tra là CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn, có thể điều thêm một số nhân viên thực hiện theo nhiệm vụ.

     6. Trong quá trình kiểm tra công tác chuyên môn, kiểm tra toàn diện, dự giờ để đánh giá năng lực sư phạm và việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

      7. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân, từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao trình độ, chuyên mon nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Nội dung kiểm tra

1.1.  Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Trong năm học, kiểm tra toàn diện ít nhất 30% tổng số giáo viên của trường, cụ thể:

Việc thực hiện quy chế chuyên môn: các loại hồ sơ, việc ghi chép, cập nhật thông tin, dự giờ, ứng dụng công nghệ thông tin...

Kiểm tra giờ trên lớp: 1 buổi đối với giáo viên, mỗi hoạt động, đều có nhận xét, đánh giá, xếp loại theo qui định.

1.2. Kiểm tra hồ sơ sổ sách CBQL, giáo viên, nhân viên

Các loại HSSS theo quy định.

1.3. Kiểm tra các chuyên đề

a) Tự kiểm tra công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường.

b) Dự hoạt động dạy của giáo viên 100%.

c) Kiểm tra việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý và giảng dạy ....

d) Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Ngành với các nội dung: việc thành lập ban chỉ đạo; công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm…

đ) Kiểm tra công tác tổ chức bếp bán trú.

g) Kiểm tra chuyên đề phát triển vận động;

h) Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm;

y) Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.

l) Chuyên đề xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Sáng

1.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ, nhóm, lớp, cá nhân

Kiểm tra kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng.

Kiểm tra hoạt động của y tế;

Kiểm tra công tác sử dụng thiết bị, bảo quản thiết bị;

Kiểm tra VSMT

Kiểm ra công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh....

Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn

Tự kiểm tra về công tác thu, chi tài chính....

2. Về hình thức kiểm tra

Kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra đột xuất theo các cách thức sau:

- Thông qua Nghị quyết, kế hoạch...

- Tổ chức đoàn kiểm tra.

3. Quy trình tổ chức kiểm tra

- Hiệu trưởng Ban hành quyết định kiểm tra, thông báo cho đối tượng kiểm tra biết để chuẩn bị nội dung theo yêu kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất thì không báo trước).

- Hiệu trưởng xây dựng đề cương để yêu cầu đối tượng được kiểm tra chuẩn bị nội dung, xây dựng kế hoạch kiểm tra và phân công công việc cho các thành viên (tùy vào nội dung kiểm tra, Hiệu trưởng phân công các nhóm công tác để kiểm tra một hoặc một số nội dung và chịu trách nhiệm xây dựng biên bản kiểm tra). Các thành viên chuẩn bị nghiên cứu các văn bản có nội dung liên quan đến nhiệm vụ được giao kiểm tra để có cơ sở nhận định, đánh giá.

- Tiến hành kiểm tra. 

+ Hiệu trưởng nêu mục đích yêu cầu, nội dung kiểm tra, phân công công việc cho các thành viên.

+ Các thành viên trong đoàn kiểm tra thu thập, xác minh thông tin, chứng cứ: xây dựng danh mục hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra để yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp; xem xét, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.

+ Đánh giá thông tin, chứng cứ: Nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, yêu cầu đối tượng kiểm tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; lập biên bản về kết quả xem xét, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm của đối tượng kiểm tra  nếu có).

- Xây dựng biên bản:

+ Các nhóm công tác được phân công kiểm tra các nội dung lập biên bản làm việc với đối tượng kiểm tra về những nội dung liên quan (có chữ ký của đối tượng kiểm tra).

+ Từ các biên bản của các nhóm được giao nhiệm vụ kiểm tra, Hiệu trưởng tổng hợp thành một biên bản kiểm tra. Biên bản này được thông qua trong hội đồng sư phạm nhà trường.

+ Yêu cầu về biên bản kiểm tra: Biên bản kiểm tra phải thể hiện rõ các nội dung chính sau: Kết quả kiểm tra (phản ánh những nội dung kiểm tra);

- Nhận xét, đánh giá: Ưu điểm; khuyết điểm, hạn chế;

- Kiến nghị đối với các cấp liên quan.

- Lưu hồ sơ:

+ Hồ sơ lưu một cuộc kiểm tra gồm các tài liệu, văn bản chủ yếu sau:

- Quyết định kiểm tra;

- Kế hoạch kiểm tra;

- Các biên bản con của các nhóm công tác được phân công kiểm tra;

- Hồ sơ tài liệu làm thông tin, minh chứng;

- Biên bản kiểm tra (nếu có những nhận xét, đánh giá mà đối tượng không đồng ý với đoàn kiểm tra thì đại diện đơn vị được kiểm tra có thể ghi ý kiến và ký vào biên bản.

  IV. TỔ CHỨC THƯC HIỆN

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện về công tác kiểm tra nội bộ của Trường Mầm non Bình Minh, năm học 2021-2022. Đề nghị các Phó Hiệu trưởng, các Tổ chuyên môn; Tổ văn phòng, giáo viên, nhân viên căn cứ Kế hoạch của Nhà trường, để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra./.

Nơi nhận:

- Các thành viên KT nội bộ trường;

- Các tổ trưởng CM; VP;

- Website trường;

- Lưu: VT, HSKTNB.   

                                   

-           

 

                                               

                                                                                               HIỆU TRƯỞNG

                                                                                               

 

                                                                                                Đặng Thị Thu Lý                

                                

Số lượt xem : 146

Các tin khác