Dạy tức là học hai lần''
ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Phó hiệu trưởng 1
Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 1 năm 2020, từ 30/12/2019 đến 05/01/2020 )
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 24/KHMN Phú Bài, ngày 9 tháng 9 năm 2019
KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO BẾP ĂN BÁN TRÚ
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Căn cứ Chỉ thị 2268/CT-BGDĐT, ngày 08/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục; Quyết định số 1600/QĐ-UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 17/7 2017 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về Ban hành kế hoạch khung thời gian năm học 2019 – 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 93/KH-GDMN ngày 15/8/2019 của UBND thị xã Hương Thủy về việc triển khai nhiệm vụ phát triển giáo dục năm học 2019 - 2020;
Căn cứ công văn số 288/PGD&ĐT, ngày 06 tháng 9 năm 2019 v/v đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN. Trường Mầm non Bình Minh xây dựng kế hoạch đảm bảo VSATTP – PCNĐTP và chỉ đạo bếp ăn bán trú năm học 2019 - 2020 với những nội dung sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Toàn trường có 01 bếp ăn tại trường, với tổng số trẻ là 420 cháu, cụ thể như sau:
+ Số nhóm, lớp: 12 nhóm lớp với số trẻ 420 cháu; trong đó: Lớp mẫu giáo 5 tuổi: 05 (171 cháu); Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 04(139 cháu); Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 03(118 cháu); Nhóm trẻ 24 – 36 tháng: 01 (30 cháu).
Từ tình hình đặc điểm trên, công tác chăm sóc nuôi dưỡng của trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Phòng giáo dục & đào tạo Hương Thủy, chính quyền địa phương.
- Đội ngũ nhân viên cấp dưỡng có chứng chỉ Trung cấp và Sơ cấp chế biến dinh dưỡng, có kinh nghiệm trong công tác chế biến và tính khẩu phần.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có ý thức tự giác trong công việc, ham học hỏi, luôn luôn hoàn thành các công việc được nhà trường trường giao cho.
- CSVC: Bếp có đầy đủ đồ dùng đảm bảo cho công tác chế biến hàng ngày, có nguồn nước sạch.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc ăn bán trú của con trẻ tại trường, số trẻ có nhu cầu ăn bán trú tại trường ngày càng cao.
- Hội cha mẹ học sinh ngày càng nhận thức cao về giáo dục mầm non, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mầm non.
- Hợp đồng thực phẩm công ty Khả Nhi và công ty sữa …..
- Trường đã có nhân viên y tế, trạm y tế phường Phú Bài luôn quan tâm chăm sóc, kết hợp khám sức khỏe cho các cháu.
2. Khó khăn:
- Trường có địa bàn dân cư đông, số lượng trẻ bán trú đông, nhưng do điều kiện tiền lương của nhân viên cấp dưỡng thu từ nguồn chi trả của cha mẹ trẻ nên còn nhiều khó khăn về đời sống của nhân viên.
- Chưa có phòng ăn, phòng ngủ chưa phù hợp theo yêu cầu.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM HỌC 2018 - 2019
1. Công tác nuôi
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng được công bố qua phần mềm dinh dưỡng, trẻ được ăn theo thực đơn, theo tuần, theo mùa, chế biên thức ăn được tuân thủ theo 10 nguyên tắc vàng của tổ chức y tế thế giới.
- Có bếp thực hiện tốt các quy định của nhà trường, giao nhận thực phẩm hàng ngày đúng quy đinh, các nhân viên thực hiện tốt sơ chế và chế biến thực phẩm theo bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng trong các tác thực hiện. Trong năm học vừa qua không có tình trạng ngộ độc xảy ra trong trường học.
- Công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân, tổ chức từng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ đảm bảo, được phụ huynh tin tưởng và yên tâm khi gửi con đến trường học.
* Kết quả chất lượng bữa ăn đã đạt được như sau:
-Tất cả các cháu trong độ tuổi từ 2 đến trẻ 5 tuổi trong toàn trường đều khoẻ mạnh tăng cân .
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi giảm mạnh so với đầu năm, còn dưới 3%.
- Tỷ lệ mức ăn của trẻ đảm bảo ở trường đạt theo tiêu chuẩn của chương trình GD đề ra.
- Các nhân viên dinh dưỡng đa số biết xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, biết cân đối tỷ lệ các chất P: G: L phù hợp theo từng độ tuổi, biết phối hợp những thực phẩm chế biến được nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, trẻ ăn hết suất.
2. Công tác phối hợp
- Nhân viên dinh dưỡng phối hợp với các cô giáo cùng chăm sóc trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng, cháu bị ốm đau.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc trẻ một cách khoa học.
- Nhà trường phối hợp với trạm y tế phường Phú Bài, y tế dự phòng của thị xã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
* Một số tồn tại
- Hệ thống cống rãnh của bếp ăn có đoạn bị tắt do xây dựng khuôn viên tường rào, nâng cao thềm nhà….
* Hướng khắc phục
Nhà trường chú trọng công tác tổ chức bếp bán trú: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bếp bán trú cụ thể, phân công phần hành đúng quy định. Phối hợi chặt chẽ với các bậc phụ huynh để giới thiệu nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, làm hợp đồng cam kết.
Tham mưu công tác khơi thông cống rãnh với các cấp để thoát nước được tốt hơn.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020.
I. NHIỆM VỤ CHUNG
Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, với Ban đại diện cha mẹ học sinh để có kế hoạch đầu tư kinh phí, ủng hộ kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bán trú tạo điều kiện cho hoàn thành nhiệm vụ tốt.
Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng chống, suy dinh dưỡng, thừa cân.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường học.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng.
II. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU:
Năm học 2019 - 2020 có 13 nhóm/lớp tổ chức ăn bán trú, trong đó có tổng số trẻ bán trú là 420 cháu được ăn bán trú đảm bảo 100%.
Cụ thể là: Mẫu giáo: 390 cháu Nhà trẻ: 30 cháu
* Cơ sở vật chất phục vụ ăn bán trú:
- 100% đồ dùng, dụng cụ theo quy định bếp ăn bán trú.
- 100% hồ sơ hợp đồng thực phẩm, các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
- Có tủ lạnh đựng thực phẩm, tủ lưu mẫu thực phẩm.
- 100% nhóm/lớp cố đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ việc ăn cho trẻ tại trường.
- 100% nhân viên dinh dưỡng có kiến thức cơ bản, đảm bảo sức khỏe và thực hiện đúng quy định của bếp ăn bán trú. Thực hiên đúng lịch phân công phần hành; Xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, đảm báo cân đối giữa lượng và chất; Bếp phải có đầy đủ các hợp đồng cung cấp thực phẩm; đồ dùng nhà bếp phải đầy đủ tất cả đồ dùng chế biến, đồ dùng chia ăn, dụng cụ lưu mẫu thực phẩm. phải thưc hiên tôt việc kiểm tra 3 bước tại các bếp ăn. Được bồi dưỡng chuyên môn, biết tính và cân đối khẩu phần trên phần mềm dinh dưỡng.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nhà trường có kế hoach thành lập ban chỉ đao bếp ăn bán trú có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, công đoàn, chi đoàn, BĐD cha mẹ học sinh, đại diện các tổ trưởng, tổ phó các khối của nhà trường.
2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bếp bán trú: Phân công các phần hành trong ban chỉ đạo cụ thể đúng người, đúng việc. Có quy chế, nội quy tại các bếp ăn.
3. Nhà trường cần cung cấp đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ tối thiểu phục vụ cho bếp ăn bán trú.
4. Bố trí, sắp xếp đội ngũ GV và nhân viên dinh dưỡng có đủ điều kiên phục vụ bếp bán trú, có trình độ chuyên môn, đảm bảo số lượng nhân viên phục vụ các bếp.
5. Nhà trường tìm nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn VSTP, có đầy đủ hồ sơ hợ đồng thực phẩm theo đúng quy định.
6.Chỉ đạo xây dựng hồ sơ có đầy đủ các loại sổ.
7.Mua sắm đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ phụ vụ bếp ăn bán trú: Kết hợp chặt chẽ với hội phụ huynh.
8. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, kịp thời uốn nắn, bổ sung giúp đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ bếp ăn bán trú.
9. Kết hợp với phụ huynh để hợp đồng mua các thực phẩm đảm bảo chất lượng về VSATTP.
10. Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ về chuyên môn về dinh dưỡng: Cách tính khẩu phần, xây dựng thực đơn, cách chế biến, lưu mẫu thực phẩm, cách ghi chép trong các loại sổ.
11. Tăng cường công tác bồi dưỡng theo định kỳ
12. Khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời.
V. NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Quy mô phát triểna) Chỉ tiêu phấn đấu
- Đảm bảo huy động trẻ ra lớp ăn bán trú, đạt chỉ tiêu theo kế hoạch được giao đạt 100%.
- Phân chia nhóm lớp đúng độ tuổi.
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 96 % trở lên.
- Trẻ suy dinh dưỡng cả hai thể giảm xuống dưới 3 %.
b) Biện pháp
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, tạo điều kiện về mọi mặt để toàn thể đội ngũ trong nhà trường hoàn thành tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp gọn gàng, sạch sẽ, thân thiện, hấp dẫn trẻ đến trường lớp học.
- Phối hợp với phụ huynh trong các điều tra, huy động, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Khắc phục những tồn tại trong khâu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
2. Nhiệm vụ chuyên môn
a) Công tác nuôi dưỡng
* Chỉ tiêu
- 96% trẻ có nề nếp, thói quen, hành vi tốt trong ăn uống, trẻ ăn hết suất
- 97% trẻ tăng cân hàng tháng.
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 3%.
- 100% trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân theo quy định.
- 100% nhân viên phụ trách các bếp khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
* Biện pháp
- Tổ chức tốt bữa ăn hàng ngày, đảm bảo đủ kcalo.
- Chỉ đạo xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Thường xuyên thay đổi thực đơn theo hàng ngày, theo mùa, chế biến đa dạng phong phú hợp khẩu vị trẻ, các món ăn có màu sắc đẹp để kích thích trẻ ăn ngon, ăn hết suất.đảm báo cân đối giữa lượng và chất; phải thực hiện tôt việc kiểm tra 3 bước tại các bếp ăn, thực hiện nghiêm túc các khâu sơ và chế biến theo quy trình bếp 1 chiều.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm về chất lượng chế biến, nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày.
- Thường xuyên giám sát việc thực hiện vệ sinh phong quang trường lớp, vệ sinh cá nhân cô và trẻ.
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong độ tuổi mầm non...
- Nhân viên dinh dưỡng phải có sức khỏe, được kiểm tra sức khỏe theo quy định tại các trung tâm y tế. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Chỉ tiêu
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất lẫn tinh thần.
- 100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng.
- 100% trẻ được cân đo hàng tháng, quý theo quy định.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kì 2 lần/năm.
- Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong công tác phòng và điều trị kịp thời những bệnh có nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
* Biện pháp
- Đầu năm học nhà trường lên kế hoạch cho các nhóm lớp tổng vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng cá nhân trẻ, vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh môi trường. Hàng ngày kiểm tra các ổ điện, dây dẫn nếu thấy không đảm bảo phải kịp thời cho sửa chữa ngay.
- Tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng tưởng, tập hợp kết quả, và có biện pháp phối hợp với phụ huynh giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì.
- Tổ chức kiểm tra các thao tác vệ sinh cá nhân, hướng dẫn lồng ghép các nội dung giáo dục hành vi văn minh, vệ sinh và giữ gìn vệ sinh răng miệng vào các hoạt động của trẻ.
- Đầu năm học nhà trường liên hệ với trạm y tế, y tế dự phòng để khám sức khỏe trẻ định kì.
3. Đầu tư cơ sở vật chất
a) Chỉ tiêu
- Đối với nhà trường:
+ Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp – thân thiện gắn với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
+ Xây dựng bếp đúng quy cách.
+ Đảm bảo 100% bếp có tủ lạnh đựng thực phẩm, tủ lưu mẫu thực phẩm.
+ Đảm bảo 100% bếp có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ theo quy định bếp ăn bán trú
+ Trang cấp đầy đủ các loại bảng biểu cho các bếp và treo đúng nơi quy định.
- Đối với các lớp:
+ Trang cấp có đầy đủ đồ dùng đồ chơi.
+ 100% lớp có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ vệ sinh theo quy đinh và đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc tổ chức ăn cho trẻ tại trường.
b) Biện pháp
- Có kế hoạch tu bổ cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng phục vụ ăn bán trú
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ. Những hành vi văn minh nơi công cộng. Tham gia hội thi “MT xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả”.
- Chỉ đạo các lớp, đội ngũ nêu cao ý thức trách nhiệm có ý thức bảo vệ tốt tài sản bán trú.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng phục vụ bán trú cho nhà trường.
4. Công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và giáo dục sức khỏe trong cộng đồng và phụ huynh học sinh.
a) Chỉ tiêu
- 100% đội ngũ CB – GV - NV nắm vững và thực hiện tốt cách nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
- 100% đội ngũ CB – GV - NV được cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ khoa học.
- 85% phụ huynh có kiến thức nuôi con tốt.
b) Biện pháp
- Tuyên truyền trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn
- Phát động phong trào: Tìm hiểu dinh dưỡng trẻ mầm non qua mạng Internet.
- Tổ chức họp phụ huynh ngay từ đầu năm học, thông báo kế hoạch triển khai nhiệm vụ của nhà trường, tuyên truyền công tác nuôi dạy con có khoa học, thông báo các khoản thu nộp có liên quan đến chất lượng chăm sóc trẻ: tiền ăn/ngày, mua nộp một số đồ dùng phục vụ tốt công tác bán trú cho trẻ đảm bảo theo yêu cầu và đúng quy định.
- Giáo viên thường xuyên trao đổi cùng phụ huynh để nắm bắt và phòng chống một số bệnh…kịp thời những bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
- Phối hợp với phụ huynh để hợp đồng các loại thực phẩm đảm bảo cung cấp cho nhà trường để đảm bảo ATVSTP.
- Nhà trường tham mưu hội phụ huynh để tăng trưởng CSVC, tham gia công tác giám sát, kiểm tra, tham mưu kịp thời những vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức bán trú giúp nhà trường nắm bắt và kịp thời có những biện pháp tốt trong quá trình chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
5. Bồi dưỡng đội ngũ
a) Chỉ tiêu
- 100% đội ngũ NV dinh dưỡng thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng về công tác dinh dưỡng bằng nhiều hình thức.
- 100% giáo viên thực hiện tốt công tác chăm soc, nuôi dưỡng trẻ
b) Biện pháp
- Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn của trường, phòng và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn có liên quan đến dinh dưỡng.
- Thông qua các đợt kiểm tra của trường để kịp thời uốn nắn những tồn tại cho nhân viên, GV.
- Tự bồi dưỡng thông qua trao đổi, học hỏi các đơn vị bạn, các kiến thức qua mạng...
- Mỗi tháng có 1 nhân viên đã có kinh nghiệm trong công tác náu ăn cho trẻ phụ trách bồi dưỡng giúp thêm cho các nhân viên phục vụ bếp ăn chế biến thêm một số món ăn lạ cho trẻ được thưởng thức.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ máy tổ chức
Nhà trường có kế hoach thành lập ban chỉ đao bếp ăn bán trú có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, công đoàn, chi đoàn, BĐD cha mẹ học sinh, đại diên các tổ trưởng, tổ phó các khối, các nhân viên.
BGH xây dựng quy trình quản lý của nhà trường và phân công trong ban giám hiệu để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điểm có tổ chức ăn, thực hiện việc quản lý thực phẩm từ khâu giao nhận đến khâu cho trẻ ăn.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành được phân công: Giáo viên báo ăn đúng thực số lượng trẻ cho nhà bếp, việc tiếp nhận thực phẩm phải có gám sát của 3 bên theo đúng quy định: Bên giao, nhận, kiểm tra số lượng, chất lượng.
2. Quy trình triển khai công việc dinh dưỡng hàng ngày.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng trong tất cả các khâu:
- Thu và thanh toán: Tất cả các khoản thu phục vụ công tác bán trú đều phải được công khai tới 100% phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Các khoản thu của trường đều phải vào sổ thu, có biên lai theo quy định. Sau mỗi ngày thu - thanh toán, vào sổ Nhật ký thu và bàn giao, có đủ chữ ký theo đúng nguyên tắc. Thanh toán dứt điểm với phụ huynh, làm báo cáo các khoản tiền tồn, chuyển theo đúng quy định. Nghiêm cấm việc sử dụng tiền ăn của trẻ vào mục đích khác.
Hàng ngày giáo viên phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong lớp báo ăn cho nhà bếp đúng số lượng, đủ số tiền(Phiếu ăn) theo đúng thời gian quy định.
- Giao nhận thực phẩm hàng ngày:
Người giao hàng: Ký bàn giao số lượng thực phẩm giao cho trường.
Người trực tiếp nấu bếp: Nhận thực phẩm và ghi đúng số lượng thực phẩm thực tế được nhận, thời gian nhận và ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm và hoá đơn đề nghị thanh toán với người giao hàng. Sổ giao nhận thực phẩm do tổ bếp quản lý.
Tiếp phẩm: Tổ bếp thay phiên nhau nhận thực phẩm hàng ngày, chỉ mua thực phẩm phụ, bổ sung với số lượng không được quá định lượng cho 10 xuất ăn.
Đối với thực phẩm nhận từ kho do thủ kho giao cho bếp, phải có phiếu xuất kho của kế toán. Người nhận thực phẩm phải vào Sổ giao nhận thực phẩm. Nhập lương thực thực phẩm dự trữ trong kho phải phù hợp với thời gian bảo quản cho phép để tránh thực phẩm để lâu không đảm bảo chất lượng.
Giáo viên mầm non: Ban giám hiệu phân công luân phiên, hàng ngày tham gia kiểm tra, giám sát việc giao nhận thực phẩm và định lượng khẩu phần ăn của trẻ, ký xác nhận tại sổ giao nhận thực phẩm.
Thanh tra: Tham gia kiểm tra (đột xuất) việc giao nhận thực phẩm và khẩu phần ăn của trẻ, ký xác nhận kết quả kiểm tra...
Ban giám hiệu: Phân công ca trực để cùng nhận thực phẩm và ký xác nhận.
- Chế biến thực phẩm và chia ăn:
Chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình bếp 1 chiều. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày đủ số lượng theo quy định.
Có sổ theo dõi lưu mẫu thức ăn (ghi rõ ngày, giờ lưu, có chữ ký người lưu, giờ hủy, chữ kí người hủy thực phẩm trong từng ngày).
Chia định lượng thức ăn cho các nhóm, lớp phải ghi rõ số trẻ đi học, lượng thức ăn chia cho nhóm, lớp lên bảng và đồ dùng đựng thức ăn chung của nhóm, lớp.
- Công khai thực đơn và tài chính bữa ăn hàng ngày của trẻ với phụ huynh và cán bộ giáo viên toàn trường. Thực hiện tính khẩu phần ăn và các loại sổ sách nuôi dưỡng kịp thời, đúng nguyên tắc. Cần theo dõi chặt chẽ việc sử dụng ga, điện để tính tiền ga, điện/ 1 trẻ phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Thực hiện đúng quy chế, thao tác tổ chức ăn cho trẻ: trong các nhóm, lớp theo hướng dẫn trong Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non. Trong giờ ăn cần có sự phối hợp chặt chẽ của giáo viên trong nhóm, lớp với Ban giám hiệu, nhân viên tổ bếp.
- Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ theo nhu cầu:
Đảm bảo đủ nước cho trẻ. Dùng nước uống đun sôi cho trẻ toàn trường sử dụng. Đủ nước ấm cho trẻ khi trời lạnh.
4. Công tác kiểm tra giám sát, chỉ đạo của CBQL, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Lên kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể công viêc của các bếp, việc tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các nhóm, lớp.
Có kế hoach hàng tháng kiểm tra: Vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng, nhóm lớp của trẻ, nề nếp bán trú, việc tổ chức giờ ăn, giấc ngủ.
5. Kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh:
Tổ chức họp phụ huynh ngay từ đầu năm học, thông báo kế hoạch triển khai nhiệm vụ của nhà trường, tuyên truyền công tác nuôi dạy con theo khoa học, thông báo các khoản thu nộp có liên quan đến chất lượng chăm sóc trẻ: tiền ăn/ngày, mua nộp một số đồ dùng phục vụ tốt công tác bán trú cho trẻ đảm bảo theo yêu cầu và đúng quy định.
Giáo viên thường xuyên trao đổi cùng phụ huynh để nắm bắt và phòng chống một số bệnh…kịp thời những bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
Tuyên truyền, công khai với phụ huynh để hợp đồng các loại thực phẩm đảm bảo cung cấp cho nhà trường để đảm bảo ATVSTP.
Nhà trường tham mưu hội phụ huynh để tăng trưởng CSVC, tham gia công tác giám sát, kiểm tra, tham mưu kịp thời những vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức bán trú giúp nhà trường nắm bắt và kịp thời có những biện pháp tốt trong quá trình chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
6. Hồ sơ:
a) Hồ sơ quản lý chỉ đao:
- Các văn bản chỉ đạo việc tổ chức bán trú. Kế hoạch phòng cháy chửa cháy, ATTT trường học…
- Kế hoạch chỉ đạo bán trú.
- Phân công phần hành
- Sổ nhật ký kiểm tra, biên bản.
- Hồ sơ hợp đồng thực phẩm.
- Sổ báo cáo tuần.
b) Hồ sơ nhà bếp:
- Hợp đồng thực phẩm
- Thực đơn tuần/tháng/mùa
- Sổ hóa đơn chợ (NT, MG).
- Sổ tiếp nhận thực phẩm.
- Sổ kiểm thực 3 bước
- Sổ báo ăn của trẻ.
- Sổ xuất nhập kho
- Sổ lưu mẫu thực phẩm
- Sổ tài sản của bếp.
- Giấy khám sức khỏe của cô dinh dưỡng.
- Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP.
c) Hồ sơ kế toán:
- Sổ báo ăn của trẻ toàn trường
- Sổ theo dõi thu chi.
- Sổ chấm cơm của trẻ.
- Các loại hợp đồng liên quan.
- Các loại hóa đơn, chứng từ.
7. Những điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ bán trú.
- Đối với nhà trường:
+ Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, trường học thân thiện, học sinh tích cực
+ Xây dựng bếp đúng quy cách.
+ Đảm bảo 100% bếp có tủ lạnh đựng thực phẩm, tủ lưu mẫu thực phẩm.
+ Đảm bảo 100% bếp có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ theo quy định bếp ăn bán trú.
+ Trang cấp đầy đủ các loại bảng biểu cho các bếp và treo đúng nơi quy định.
- Đối với các lớp:
+ Trang cấp có đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ vui chơi và học tập.
+ 100% lớp có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ vệ sinh theo quy đinh và đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc tổ chức ăn cho trẻ tại trường.
8. Những biện pháp chủ yếu để hạn chế tình trạng duy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi và bảo đám vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng mua thực phẩm: Yêu cầu trường tổ chức ký kết hợp đồng với các cơ sở, cá nhân cung ứng thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có ký kết thoả thuận chặt chẽ với người cung ứng, có xác nhận của địa phương trong bản hợp đồng.
- Tăng cường trồng rau xanh nhằm tạo ra nguồn rau sạch tại chỗ cho trẻ và huy động sự tham gia của gia đình trẻ. Phấn đấu cung cấp 30-50% rau sạch.
- Trong trường hợp cần thiết mua thực phẩm bổ sung, phải đảm bảo an toàn, chất lượng, giá cả hợp lý.
- Tỷ lệ trẻ bán trú tại trường 100%
- Mức ăn: Tối thiểu 17.000đ/ trẻ/ ngày.
- Thực đơn được thay đổi theo mùa, các món ăn phong phú, phù hợp với trẻ mầm non. Đảm bảo thời gian chế biến bữa chiều phù hợp. Tăng cường chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non, không nên sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
- Đảm bảo khẩu phần ăn và chế độ ăn cho trẻ theo đúng độ tuổi. Đảm bảo tỷ lệ cân đối hợp lý giữa các chất dinh dưỡng.
- Thông báo kịp thời với phụ huynh để có kế hoạch phối hợp chăm sóc sức khỏe tốt động viên phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa khi đến trường để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
-BGH (để c/đ)
-GV-NV (để t/h)
-Lưu VT
Đặng Thị Thu Lý Hoàng Thị Hoài Phương
KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM NĂM 2019 - 2020
THƠI GIAN |
NỘI DUNG |
GHI CHÚ |
Tháng 8+9/2019 |
-Chỉ đạo bếp tổng dọn vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng bán trú, kiểm tra đồ dùng bếp. -Tham mưu với nhà trường để có kế hoạch xây dựng ban chỉ đạo bếp bán trú, kế hoạch hợp đồng cung cấp thực phẩm, sữa. -Tham mưu để bố trí, sắp xếp nhân viên phụ trách bếp, cải tạo vườn rau. -Bồi dưỡng cách xây dựng thực đơn, tính khẩu phần). -Cân đo sức khỏe trẻ. -Kiểm tra việc xây dựng thực đơn và thực hiên thực đơn. -Kiêm tra tiếp nhận thực phẩm, quy trình chế biến. -Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm dinh dưỡng. |
|
Tháng 10/2019 |
-Kiêm tra tiếp nhận thực phẩm, VSATTP, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn. -Kiểm tra việc tính khẩu phần -Bồi dưỡng chuyên môn. -Chỉ đạo cải tạo các vườn rau |
|
Tháng 11/2019 |
-Kiêm tra vê sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn, cho trẻ ăn, ngủ. -Kiêm tra hồ sơ. -Tiếp tục tham mưu công tác chỉ đạo việc xây dựng vườn rau sạch. |
|
Tháng 12/2019 |
-Kiêm tra vê sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn. -Bồi dưỡng, hướng dẫn phụ trách các bếp cách xây dựng thực đơn phù hợp với điều kiện địa phương, theo mùa. |
|
Tháng 1/2020 |
-Chỉ đạo, kiêm tra vê sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn. -Kiểm tra tiêp nhận thực phẩm, xây dựng thực đơn. -Kiểm tra vệ sinh đồ dùng nhà bếp, các lớp -Tiếp tục cải tạo, chăm sóc vườn rau |
|
Tháng 2/2020 |
-Phối hợp y tế kiểm tra an toàn thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn -Chỉ đạo các điểm trường cải tạo, bổ sung vườn rau sạch. |
|
Tháng 3/2020 |
-Tiếp tục kiểm tra việc tiếp phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn. -Bồi dưỡng, hướng dẫn cách xây dựng các thực đơn mới. |
|
Thang 4/2020 |
-Kiểm tra hồ sơ. -Bồi dưỡng, hướng dẫn cách chế biến một số món ăn phụ phù hợp mùa hè. -Kiểm tra tiêp nhận thực phẩm, xây dựng thực đơn mùa hè -Kiểm tra vê sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn. |
|
Tháng 5/2020 |
-Kiểm tra vê sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thực phẩm, chia ăn -Kiểm tra tiêp nhận thực phẩm, xây dựng thực đơn mùa hè -Kiểm kê tài sản của các bếp. -Tổng kết, rút kinh nghiệm. |