Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục''
ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Phó hiệu trưởng 1
Kế hoạch tuần học thứ 48
( Tuần 48 năm 2019, từ 25/11/2019 đến 01/12/2019 )
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN BÌNH MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 28/KH - MNBM Phú Bài, ngày 10 tháng 9 năm 2019
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2019 – 2020
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của bậc học mầm non;
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của trường Mầm Non Bình Minh năm học 2019 – 2020;
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương về việc thực hiện công tác bán trú;
Trường mầm non Bình Minh xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng năm học 2019- 2020 cụ thể như sau.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục thị xã Hương Thủy.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và trạm y tế phường Phú Bài trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, có kiến thức, nhiệt tình, tận tụy với nghề, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
- Cơ sở vật chất thiết bị đồ dùng đảm bảo. Có môi trường chăm sóc, giáo dục tốt.
- Phụ huynh quan tâm đến công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.
- 100% trẻ đến trường ăn bán trú tại trường.
- Trường có 01 nhân viên y tế nên hỗ trợ công tác chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho trẻ được tốt hơn.
2/ Khó khăn:
- Một số bộ đồ dùng thiết bị trang cấp năm 2012 đã hư hỏng nhiều.
- Đa số phụ huynh giao cho giáo viên chăm sóc trẻ, chưa quan tâm đến kiến thức dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
2. 100 % trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm và cân, đo theo dõi sức khoẻ 3 lần/năm đối với trẻ mẫu giáo, hàng tháng đối với trẻ nhà trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng cân đo hàng tháng để theo dõi.
Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 3%; Thể thấp còi xuống dưới 3%
100% trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, các hành vi ứng xử phù hợp với các hoạt động.
3. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chăm sóc cho đội ngũ giáo viên, cô nuôi trong nhà trường biết cách phòng chống dịch bệnh, biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu tại chỗ khi trẻ sảy ra tai nạn. Xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực".
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng.
5. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
6. Làm tốt công tác y tế trường học.
7. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.
III. CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng trách tai nạn thương tích cho trẻ:
1.1. Công tác đảm bảo an toàn:
a) Chỉ tiêu
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các mặt hoạt động, không để trẻ xảy ra thương tích hay ngộ độc thực phẩm, theo thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
- Quản lý trẻ chặt chẽ trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi
- Luôn theo dõi, quan sát chặt chẽ số lượng trẻ đến lớp hàng ngày.
- Đảm bảo cơ sở vật chất có chất lượng cho trẻ học an toàn.
b) Biện pháp
- Toàn thể giáo viên đến lớp đón trẻ đúng giờ quy định, giáo viên luôn có mặt quan tâm và theo dõi trẻ khi cho trẻ ra khu sân chơi hoạt động ngoài trời nhất là khi trẻ chơi tự do, giáo viên nắm chắc sĩ số trẻ đi học trong ngày, và đặc biệt quan tâm đến những trẻ mới đến lớp.
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, PTTNTT và sơ cứu tại chỗ khi trẻ sảy ra tai nạn.
- Đảm bảo mua thực phẩm tươi, sống, rõ nguồn gốc và thực hiện ký hợp đồng cam kết trách nhiệm giữa bên mua và bên cung cấp thực phẩm.
- Thường xuyên giám sát quá trình lưu mẫu thức ăn, quá trình tiếp phẩm, quá trình chia khẩu phần ăn cho trẻ.
- Tăng cường kiểm tra bếp ăn, kịp thời phát hiện các nguyên nhân gây hậu quả xấu, gây ngộ độc - phát hiện các mối nguy và đưa ra các biện pháp xử lý điều chỉnh. Đảm bảo yêu cầu bếp ăn được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn VSATTP.
- Ban giám hiệu và giáo viên luôn có trách nhiệm giám sát, kiểm tra đồ dùng đồ chơi thường xuyên để nhằm sửa chữa kịp thời những dụng cụ, đồ chơi bị hư hỏng tránh gây thương tích cho trẻ trong quá trình chơi.
1.2/ Công tác nuôi dưỡng:
* Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
a) Chỉ tiêu
- 100% nguồn thực phẩm tươi, sống rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh. Hợp đồng thực phẩm tại 1 cơ sở nhất định.
- Không để dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường.
- Đẩy mạnh công tác trồng rau tại vườn trường để tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho trẻ.
- Đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác bán trú cho trẻ ăn uống an toàn, hợp vệ sinh.
- Lưu đủ mẫu thức ăn hằng ngày theo quy định.
b) Biện pháp
- Bồi dưỡng củng cố cho cô nuôi về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các thao tác qui trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.
- Khuyến khích giáo viên trồng rau tại vườn trường để cung cấp rau sạch cho nhà bếp.
- Tham mưu với nhà trường mua sắm bổ sung dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú, đầy đủ hợp vệ sinh. Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ đều bằng Inox hóa nhằm tránh gây độc hại và có độ bền cao.
- Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm để ký hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo an toàn.
- Nhân viên cấp dưỡng phối hợp với y tế lưu mẫu thức ăn hằng ngày đảm bảo 3 đủ: Đủ mẫu. đủ lượng và đủ thời gian.
1.3. Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ
a) Chỉ tiêu
* Đối với trẻ Nhà trẻ
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 lít – 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.”;
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường
- Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đạt tỉ lệ Kcalo từ 600- 651Kcalo trẻ.
* Đối với trẻ Mẫu giáo
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi:
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230 - 1330 Kcal.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 665 - 676 Kcal.
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 25% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 10% đến 15% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 15% - 25% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45% - 52% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.”;
- Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đạt tỉ lệ Kcalo từ 615- 726Kcalo trẻ/ ngày.
- 100% trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân và thói quen tự phục vụ.
- 100% các lớp thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% các lớp tạo góc tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng.
- Đảm bảo cân đối đủ mức ăn hàng ngày 17.000đ/ trẻ/ ngày.
b) Biện pháp
- Có thực đơn phù hợp cho từng độ tuổi, đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi theo tuần và theo mùa, phù hợp nguồn thức ăn thực tế của địa phương có.
- Chế biến thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, đảm bảo quy trình theo một chiều.
- Thức ăn sau khi chế biến xong phải có nắp đậy, cho trẻ ăn chín uống sôi.
- Nhân viên nhà bếp phải có trang phục đầy đủ theo yêu cầu (đeo tạp giề, mũ, cắt móng tay sạch sẽ, và đi khám sức khỏe theo định kì theo quy định của y tế).
- Chăm sóc chu đáo cho các cháu trong từng bữa ăn giấc ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Giáo viên phải quan tâm, chăm sóc trẻ trong từng bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hết suất của mình. (Không quát nạt, mắng trẻ )
- Tập cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn, nên cho trẻ biết tên các món ăn thông qua các bữa ăn hàng ngày.
- Nhắc trẻ uống đủ lượng nước trong ngày theo quy định.
- Thực hiện nghiêm túc giờ giấc sinh hoạt của trẻ trong ngày. (không thay đổi tùy tiện)
1. 4. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng:
a) Chỉ tiêu
- Giao nhận thực phẩm đảm bảo công khai.
- Công khai tài chính về tiền ăn hàng ngày rõ ràng minh bạch.
- Đảm bảo khẩu phần ăn, xuất ăn của trẻ trong ngày.
- Hồ sơ bán trú đầy đủ, khoa học.
b) Biện pháp
- Phân công, phân nhiệm cho tổ phụ trách bán trú hàng ngày trực tiếp thu chi các khoản tiền thu trong ngày, công khai các khoản tiền theo quy định rõ ràng, có đầy đủ hồ sơ sổ sách như sổ mua thực phẩm, sổ báo ăn, sổ chi tiền ăn.
- Công khai tài chính hằng ngày qua bảng công khai của nhà trường.
- Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm hàng ngày đảm bảo công khai, vào sổ chính xác, có đầy đủ các thành viên tham gia kí nhận. Sử dụng tiền ăn của trẻ đúng mục đích.
- Kiểm tra, theo dõi chia khẩu phần ăn của trẻ đủ theo số xuất ăn.
2. Chăm sóc sức khỏe
a) Chỉ tiêu
- Lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, can thiệp sớm trẻ có nguy cơ béo phì, trẻ khuyết tật hòa nhập (nếu có).
- 100 % trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm và cân, đo theo dõi sức khoẻ 3 lần/năm đối với trẻ mẫu giáo, hàng tháng đối với trẻ nhà trẻ và trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
- Phấn đấu cuối năm tỉ lệ trẻ đạt phát triển bình thường đạt: 97%; Tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân dưới 3%; Tỉ lệ trẻ SDD thể thấp còi dưới 3%
- 100% số trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hình thành nền nếp thói quen tốt, các hành vi ứng xử văn minh có lợi cho sức khỏe trẻ.
b) Biện pháp
- Nhân viên y tế phối hợp với tổ nhà bếp, giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, trẻ thấp còi, béo phì, trẻ khuyết tật hòa nhập.
- Tham mưu với hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chăm sóc sức khỏe, trưởng ban là một đại diện ban giám hiệu, phó ban là đại diện lãnh đạo y tế phường, ủy viên thường trực là cán bộ y tế trường học, cùng các tổ khối trưởng và đại diện hội phụ huynh học sinh.
+ Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với nhau để lập kế hoạch và triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong năm học cụ thể theo năm tháng. (Như tuyên truyền kịp thời các bệnh dịch theo mùa dịch xảy ra, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường…) .
+ Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh. Thông qua giờ đón trả trẻ, thông qua các hội thi, các buổi họp phụ huynh.
- Phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế thị xã và trạm y tế phường Phú Bài trong công tác phòng bệnh, phòng dịch; khám sức khỏe và cân đo định kỳ, vệ sinh khử trùng bề mặt môi trường, đồ dùng, vệ sinh cá nhân
- Công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh:
+ Phối hợp với phụ huynh để mua sắm đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân cho trẻ riêng biệt như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn ăn, cốc uống nước..
+ Giáo viên phải làm kí hiệu tập cho trẻ tự nhận biết kí hiệu dụng cụ vệ sinh cá nhân đúng chính xác, tránh việc nhầm lẫn và không được dùng chung.
+ Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong lớp và ngoài sân. Vệ sinh lớp học thông thoáng trước giờ đón trẻ. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trật tự ngăn nắp, gọn gàng. Xử lý kịp thời các loại rác thải, các chất thải bỏ đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm.
- Tập cho trẻ thói quen biết bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, biết phân biệt rác “phân hủy” và rác “không phân hủy”, biết giữ gìn sân trường lớp học, sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen lao động dọn vệ sinh hằng ngày: Nhặt rác sau mỗi buổi sáng tập thể dục, bỏ vào thùng đúng nơi quy định.
- Vệ sinh cá nhân
+ Chăm sóc bảo vệ da sạch sẽ, chăm sóc vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặt, mũi áo, quần áo gọn gàng thường xuyên.
- Vệ sinh ăn uống
+ Giáo dục trẻ ăn thức ăn chín, uống sôi, thức ăn đều phải có nắp đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi đậu vào và được ăn thức ăn mới, nóng, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt.
+ Cuối tuần tổ chức tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng vệ sinh cá nhân đồ chơi, dụng cụ nhà bếp cho trẻ 1 tuần /lần bằng các dung dịch sát khuẩn.
3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cô nuôi biết cách phòng chống dịch bệnh, biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu tại chỗ khi trẻ sảy ra tai nạn.
a) Chỉ tiêu
- 100% cô nuôi được bố trí vào bếp đảm bảo sức khỏe.
- 100% cô nuôi được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập nghiên cứu các văn bản chỉ thị của ngành. Cập nhật thông tin về yêu cầu cấp thiết trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- 100% cô nuôi dự thi cô nuôi giỏi cấp trường và tham gia cô nuôi giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh..
- Phấn đấu đạt bếp loại tốt trong các đợt thanh kiểm tra.
b) Giải pháp
- Nhà trường có kế hoạch kiểm tra giám sát chặt chẽ thu – chi hàng ngày đối với bếp ăn và việc báo ăn đối với các nhóm lớp.
- Triển khai điều lệ cho giáo viên học điều lệ mầm non, qui chế nuôi dưỡng trẻ, các văn bản chỉ đạo. Trách nhiệm phụ trách nuôi dưỡng của PHT, đặc biệt cần quan tâm đến các tai nạn thương tích thường xảy ra đối với trẻ như: hóc, sặc, ngã, các trò chơi nguy hiểm...
- 100% giáo viên ký cam kết với nhà trường, trường ký cam kết với phòng về thực hiện đầy đủ các qui trình tổ chức ăn bán trú, VSATTP không xảy ra ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn cho trẻ trong từng nhóm lớp.
- Đào tạo, nâng cao trình độ cô nuôi, giáo viên nuôi, giáo viên phải biết sử dụng công nghệ thông tin để quản lý và sử dụng phần mềm dinh dưỡng, mức ăn của các cháu từng độ tuổi, mức ăn bán trú trong một ngày của trẻ, các đợt hội thảo chuyên đề, những vấn đề chủ yếu như định lượng khẩu phần ăn, các chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp calo cho trẻ.
+ Nâng cao kiến thức kỹ năng sử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với giáo và cô nuôi.
+ Bồi dưỡng cũng cố cô nuôi về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Các thao tác qui trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Phân công rõ từng người từng công việc cụ thể, thực hiện đúng dây chuyền chế biến.
+ Thường xuyên kiểm tra đột xuất giám sát trực tiếp đối với bếp.
+ Triển khai hướng dẫn các cô nuôi biết sử dụng phần mềm tính khẩu khẩu phần ăn.
+ Cung cấp sách tài liệu tham khảo cho các nhân viên cấp dưỡng trong tổ nuôi học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ .
- Chọn cô nuôi giỏi để bồi dưỡng tham gia dự thi cô nuôi giỏi cấp trường, thị xã, cấp tỉnh.
+ Bồi dưỡng các thao tác chế biến, phối hợp dây chuyền, định lượng, cách chế biến các món ăn ngon hấp dẫn trẻ.
+ Tổ chức cho cô nuôi đi tham quan học tập các bếp ăn trường bạn, tại các trung tâm dạy nấu ăn, học hỏi rút kinh nghiệm cho bản thân.
+ Quan tâm tạo điều kiện chăm lo đến đời sống sức khoẻ của giáo viên cô nuôi.
- Triển khai bồi dưỡng các nội dung tìm hiểu về pháp lệnh tiêu chuẩn của Bộ y tế, viện dinh dưỡng về VSATTP trong trường mầm non.
4. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng.
a) Chỉ tiêu
- 100% CB – GV – NV lập các loại kế hoạch, hồ sơ trên máy.
- 100% thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng bằng phần mềm dinh dưỡng để đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng.
- Tính khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm dinh dưỡng.
- 100% giáo viên - cô nuôi biết nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng.
- 100% trẻ được quản lý theo dõi kết quả cân đo - khám sức khoẻ.
b) Biện pháp
- Tham mưu với nhà trường đầu tư thêm một số máy vi tính để phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Cài đặt phần mềm dinh dưỡng để tính khẩu phần ăn cho trẻ.
- Chỉ đạo Y tế xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp lựa chọn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nhằm đảm bảo sức khoẻ và phù hợp với sự hấp thu của trẻ, nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mới để xây dựng thực đơn tốt hơn.
- Thường xuyên khai thác trên mạng những mục dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ mầm non, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giáo viên cô nuôi học tập .
- Tham khảo các thực đơn lấy trên mạng để áp dụng nghiên cứu sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường.
5. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
a) Chỉ tiêu
- 100% giáo viên hiểu được nội dung, nắm bắt được kế hoạch của nhà trường.
- 100% giáo viên tự nghiên cứu và xây dựng môi trường theo chuyên đề "giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" của lớp mình.
- 100% các lớp có kế hoạch trồng và chăm sóc vườn rau, vườn hoa, cây xanh trong lớp, góc thiên nhiên.
b) Biện pháp
- Các lớp tự xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường lớp học theo kế hoạch, đảm bảo an toàn, thân thiện với trẻ. Biết cách tổ chức các hoạt động theo hướng mở. Có kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong lớp mình phụ trách.
- Xây dụng môi trường theo chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
+ Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp,thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
+ Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực, để tất cả trẻ trong lớp học tập và noi theo.
+ Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ, cụ thể:
+ Có quy hoạch hợp lý, các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, đảm bảo an toàn cho các hoạt động giáo dục của trẻ.
+ Tạo diện tích sân trường được che phủ bởi cây xanh, cây bóng mát, cây ăn quả, giàn hoa, giàn cây leo, hoa, cỏ tự nhiên. Vườn trường được thiết kế khoa học, hợp lý, được trồng nhiều loại cây, rau, hoa…thường xuyên được tu bổ, chăm sóc.
+ Có biện pháp linh hoạt trong việc bảo quản đồ chơi ngoài trời: 100% đồ chơi ngoài trời có giàn cây, bóng râm cây lớn..., được bảo dưỡng thường xuyên để trẻ sử dụng an toàn, hiệu quả.
+ Hệ thống bảng biểu, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền...được thiết kế đẹp, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, được bố trí, sắp xếp hợp lý, tiện dụng.
+ Các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Các đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp được sắp xếp khoa học, thường xuyên được thay đổi tạo nên sự mới mẻ, phấn khích đối với trẻ; đồ dùng, đồ chơi trong nhóm, lớp được sắp xếp phù hợp theo chủ đề.
+ Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
+ Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
- Có kế hoạch cho mỗi lớp cô và cháu trồng cây xanh trong lớp học, phòng vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh góc thiên nhiên, vườn hoa, vườn rau của bé.
6. Công tác y tế trường học
a) Chỉ tiêu
- Công tác y tế luôn xếp loai tốt
- Phối hợp chặt chẽ giữa BGH, Y tế, cấp dưỡng, giáo viên và phụ huynh thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường học.
a) Giải pháp
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ tốt công tác y tế tại trường. Nhân viên phụ trách y tế triển khai các nội dung về công tác y tế trường học tới toàn thể giáo viên, cô nuôi, có tủ thuốc và các loại thuốc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trẻ.
- Tuyên truyền phòng chống bệnh các dịch bệnh, yêu cầu giáo viên, phụ huynh thường xuyên vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.
7. Công tác tuyên truyền, liên lạc với phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.
a) Chỉ tiêu
- 100% các lớp có góc tuyên truyền kiến thức vệ sinh chăm sóc – nuôi dưỡng cho các bậc phụ huynh tại trường.
- 100% các lớp có ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường xây dựng quy chế hoạt động của hội trong năm học có các văn bản thoả thuận giữa nhà trường và phụ huynh về chăm sóc nuôi dưỡng, đầu tư cơ sở vật chất.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
b) Giải pháp
- Chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng góc tuyên truyền, chế độ sinh hoạt của trẻ, một số nội dung về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, vệ sinh cá nhân. Một số nề nếp vệ sinh trong ăn uống của trẻ trong trường mầm non .
- Nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức tốt các ngày lễ ngày hội, tổ chức tốt các hội thi, tổ chức các buổi họp hội phụ huynh, phát động sự ủng hộ nhiệt tình của hội tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.
- Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác xã hội hóa để xin phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, cơ sở vật chất phát triển cho lớp và nhà trường.
IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THEO TỪNG THÁNG
Tháng |
Nội dung công việc |
Người thực hiện |
Tháng 9 |
- Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng. - Hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng của y tế, cấp dưỡng, giáo viên. - Triển khai cân đo quý I, tổng hợp danh sách trẻ SDD, trẻ béo phì để có kế hoạch phục hồi SDD và béo phì cho trẻ. - Tham mưu với ban giám hiệu, trạm y tế phường thành lập ban sức khỏe trường học. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh về công tác ăn bán trú. - Kết hợp tuyên truyền bệnh dịch cho phụ huynh. - Kiểm tra công tác tổ chức ăn bán trú tại trường, xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra vệ sinh, môi trường các cơ sở. - Ký cam kết mua thực phẩm đảm bảo VSATTP. - Triển khai kế hoạch “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” - Tổ chức ngày hội bé vui tết trung thu. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 10
|
- Xây dựng kế hoạch tháng. - Kiểm tra, giám sát quy trình chế biến thực phẩm. nguồn thực phẩm nhập vào trường. - Kiểm tra công tác tuyên tuyền phòng chống dịch bệnh một số lớp. - Theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn của trẻ. - Thay đổi thực đơn chuyển chế độ ăn cho trẻ từ mùa hè sang mùa đông - Kiểm tra một khối lớp công tác vệ sinh chăm sóc trẻ. - Phối hợp với chuyên môn đi kiểm tra, dự giờ chuyên môn, chuyên đề các khối lớp. - Tham mưu với Trạm y tế phường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ lần 1. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 11 |
- Xây dựng kế hoạch tháng. - Kiểm tra công tác chăm sóc trẻ và kiểm tra an toàn vệ sinh một số lớp. - Theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn của trẻ - Kiểm tra công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. - Kiểm tra lưu mẫu thức ăn - Phối hợp với chuyên môn dự giờ thăm lớp. - Phối hợp với nhà trường tổ chức tọa đàm kỷ niệm 20/11 |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 12 |
- Xây dựng kế hoạch tháng. - Triển khai kế hoạch cân đo quý II. - Kiểm tra vệ sinh các lớp - Theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn của trẻ - Bổ sung đồ dùng phòng chống rét và dịch bệnh mùa đông tại các lớp. - Kiểm tra vệ sinh môi trường xung quanh các cơ sở. - Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn (về thực hiện mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn), tuyên truyền dịch bệnh. - Kiểm tra lưu mẫu thức ăn - Nhắc nhở GVCN tiếp tục theo dõi, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ còi xương hàng tháng nhằm giảm thiểu tối đa trẻ SDD. - Tham mưu với Trạm y tế phường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ lần 2. - Phối hợp với chuyên môn dự giờ, kiểm tra chuyên đề. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 1 |
- Xây dựng kế hoạch tháng - Sơ kết việc triển khai công tác y tế học đường. - Kiểm tra công tác vệ sinh các lớp chuẩn bị đón xuân. - Kiểm tra, nhắc nhỡ tổ nuôi đảm bảo VSATTP và tránh sảy ra ngộ độc thực phẩm. - Theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn. - Kiểm tra đột xuất 1 khối lớp. - Kiểm tra toàn diện một cô nuôi - Tiếp tục chỉ đạo trồng thêm các loại rau phù hợp theo mùa để đảm bảo có rau sạch cung cấp cho trẻ. - Kiểm tra công tác phòng chống rét và dịch bệnh mùa đông. - Phối hợp với chuyên môn dự giờ, kiểm tra chuyên đề. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 2 |
- Xây dựng kế hoạch tháng. - Thực hiện công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ sau Tết Nguyên Đán - Kiểm tra vệ sinh trẻ của các khối lớn. - Kiểm tra, theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn. - Kiểm tra công tác vệ sinh các lớp. - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn của cấp dưỡng và vệ sinh của nhà bếp. - Phối hợp với chuyên môn dự giờ, kiểm tra chuyên đề. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 3 |
- Xây dựng kế hoạch tháng. - Kiểm tra nguồn thực phẩm nhập vào. - Triển khai kế hoạch cân đo quý III. - Kiểm tra bếp ăn cụm hai cơ sở. - Theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn. - Kiểm tra vệ sinh môi trường xung quanh. - Kiểm tra vệ sinh trẻ của các khối lớn. - Nhắc nhỡ giáo viên phối hợp phụ huynh để chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa. - Kiểm tra nguồn thực phẩm nhập vào - Phối hợp với trung tâm y tế huyện khám sức khoẻ đợt 2 cho trẻ. - Phối hợp với chuyên môn dự giờ, kiểm tra chuyên đề. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 4 |
- Xây dựng kế hoạch tháng. - Chỉ đạo công tác duy trì khâu vệ sinh kho bếp và đồ dùng dụng cụ chế biến thực phẩm - Kiểm tra bếp ăn. - Theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn. - Kiểm tra toàn diện một cô nuôi - Kiểm tra các góc truyên truyền của các lớp. - Kiểm tra vệ sinh môi trường bên trong, bên ngoài khi thời tiết nắng nóng. - Kiểm tra chất lượng cuối năm về các kĩ năng thao tác vệ sinh của trẻ. - Đánh giá chất lượng trẻ 5 tuổi. - Phối hợp với chuyên môn dự giờ, kiểm tra chuyên đề. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Tháng 5 |
- Xây dựng kế hoạch tháng. - Sơ kết công tác y tế trường học học kì II. - Kiểm tra công tác chăm sóc, vệ sinh các lớp. - Kiểm tra, theo dõi thực đơn, khẩu phần ăn. Kiểm tra nguồn thực phẩm nhập vào. Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn. - Vệ sinh toàn bộ môi trường xung quanh. - Tổ chức lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi, tổng kết năm học. |
BGH, cấp dưỡng, nhân viên y tế, giáo viên. |
Phú Bài, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Duyệt kế hoạch NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
HIỆU TRƯỞNG P.HIỆU TRƯỞNG
Đặng Thị Thu Lý Hoàng Thị Hoài Phương